Hà Nội: Kiểm tra ngẫu nhiên mẫu thực phẩm tại chợ dân sinh để kiểm soát an toàn thực phẩm

07-12-2023 09:24 | Thời sự
google news

SKĐS - Thời gian qua, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội đã kiểm soát chặt chẽ vấn đề an toàn thực phẩm từ chợ dân sinh đến cơ sở kinh doanh ăn uống, trường học, bếp ăn tập thể…

Hà Nội: Kiến nghị kiểm soát "chặt" an toàn thực phẩm 10 kho lạnh chứa thực phẩm, các cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hộiHà Nội: Kiến nghị kiểm soát 'chặt' an toàn thực phẩm 10 kho lạnh chứa thực phẩm, các cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội

SKĐS - Để đảm bảo an toàn thực phẩm, một số quận, huyện tại Hà Nội đã kiến nghị kiểm soát chặt các kho lạnh chứa thực phẩm và các cửa hàng phục vụ ăn uống mùa lễ hội.

Ngày 7/12, thông tin đến Phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, ông Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) cho biết, đặc điểm của quận Nam Từ Liêm là tốc độ đô thị hóa rất mạnh, đi kèm đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hình thành thêm nhiều khu đô thị, trung tâm thương mại.

Hiện toàn quận có 4 TTTM, 05 siêu thị và 09 chợ truyền thống, 3.996 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm (504 cơ sở do thành phố quản lý, 563 cơ sở do quận quản lý, còn lại Phường quản lý 2929 cơ sở).

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, song song với đó là những áp lực về tăng dân số cơ học, chăm sóc y tế và đặc biệt là vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hà Nội: Kiểm tra ngẫu nhiên mẫu thực phẩm tại chợ dân sinh để kiểm soát an toàn thực phẩm- Ảnh 2.

Thời gian qua, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội đã kiểm soát chặt chẽ vấn đề an toàn thực phẩm từ chợ dân sinh đến quán ăn, trường học, bếp ăn tập thể… Ảnh: Bảo Loan

Do đó, để đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn quận, Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của quận Nam Từ Liêm đã tham gia và tổ chức tập huấn về ATTP, phòng chống bệnh gia súc, gia cầm đến từng người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng, từng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trường học, cơ quan xí nghiệp...

Ngoài ra, tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các mẫu thực phẩm tại các chợ dân sinh trên địa bàn để kiểm soát, đánh giá tồn dư hóa chất trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trong sản phẩm thực phẩm, giám sát an toàn thực phẩm.

Đồng thời, tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe, hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu kiến thức ATTP phòng chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm cho 25 trường học thuộc mô hình kiểm soát ATTP với 2.500 học sinh tham dự.

Theo trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm, từ nay đến trước, trong và sau Tết Giáp Thìn 2024, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lễ hội Xuân 2024, quận sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP và chỉ đạo các đoàn kiểm tra tập trung kiểm tra trọng tâm trọng điểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đảm bảo đúng tiến độ, tránh chồng chéo.

Hà Nội: Kiểm tra ngẫu nhiên mẫu thực phẩm tại chợ dân sinh để kiểm soát an toàn thực phẩm- Ảnh 3.

Thời gian qua, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm quận Nam Từ Liêm đã kiểm tra ngẫu nhiên mẫu thực phẩm tại chợ dân sinh để kiểm soát an toàn thực phẩm. Ảnh: Bảo Loan

Đồng thời, tiếp tục duy trì các mô hình, đề án kiểm soát ATTP trên địa bàn, như:

Mô hình 1: Duy trì và hoàn thiện mô hình "Tuyến phố có kiểm soát về an toàn thực phẩm tại đường Hàm Nghi – phường Cầu Diễn và ngõ 67 Phùng Khoang – phường Trung Văn".

Mô hình 2: Duy trì mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận Nam Từ Liêm: 10/10 phường đã xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch duy trì mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường.

Mô hình 3: Mô hình an toàn thực phẩm tuyến phố văn minh: 30/30 cơ sở dịch vụ ăn uống trên tuyến phố văn minh có giấy tờ pháp lý về ATTP theo đúng quy định, được tập huấn quy định pháp luật về ATTP.

Mô hình 4: Triển khai Đề án "Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025" trên địa bàn.

Mô hình 5: Triển khai Đề án "Quản lý các cửa hàng sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2025" trên địa bàn.

Mô hình 6: Kiểm soát, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể (BATT) trường học trên địa bàn quận năm 2023. Trong đó, 100% BATT trường học được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/Ký cam kết trách nhiệm đảm bảo ATTP;

100% cán bộ lãnh đạo quản lý, người chế biến, người kinh doanh, cô nuôi tại trường học được bồi dưỡng kiến thức về ATTP. Trong đó 97,5% có kiến thức, thực hành đúng về ATTP.

100% BATT trường học được kiểm tra theo quy định.

100% nguồn nguyên liệu thực phẩm đưa vào trường học được kiểm soát (có hợp đồng, hóa đơn truy xuất nguồn gốc).

Để đảm bảo ATTP dịp cuối năm, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã ban hành Kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường tháng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán 2024. Trong đó, tập trung vào phát hiện xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc…

Chỉ đạo về công tác này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố nhấn mạnh, vào dịp cao điểm cuối năm và lễ Tết, lễ hội, tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ thực phẩm gia tăng, công tác đảm bảo ATTP sẽ phức tạp hơn.

Nếu không có biện pháp kiểm soát các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng ăn uống sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, ý thức của người dân còn nhiều hạn chế.

Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà cho biết, thành phố sẽ thống nhất ban hành kế hoạch bảo đảm ATTP dịp Tết và lễ hội đầu năm 2024 (kéo dài 3 tháng), cao điểm từ 15/12/2023 đến Tết Dương lịch 2024, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2024.

Đồng thời, yêu cầu Ban Chỉ đạo công tác ATTP các cấp của thành phố rà soát lại phần việc, phân công nhiệm vụ, tổ chức lực lượng, xác định rõ các địa bàn trọng điểm, các lĩnh vực trọng tâm để triển khai hiệu quả nhất.

Theo đó, Hà Nội giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội là đầu mối bố trí trực, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân 24/7. Công khai số điện thoại đường dây nóng bằng số điện thoại cá nhân để tiếp nhận thông tin của người dân bất cứ lúc nào.

Đặc sản đảm bảo an toàn thực phẩm của 56 tỉnh, thành đang "hội tụ" về Thủ đô dịp cuối nămĐặc sản đảm bảo an toàn thực phẩm của 56 tỉnh, thành đang 'hội tụ' về Thủ đô dịp cuối năm

SKĐS - Những ngày này, khi Tết Giáp Thìn 2024 đã rất gần, đặc sản ở các vùng miền trên cả nước đang cùng "hội tụ" về Hà Nội để giới thiệu, quảng bá nhằm kích cầu tiêu dùng. Điều kiện tiên quyết là các đặc sản phải rõ về nguồn gốc và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tập huấn về an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc trong nnấu cỗ di động.


Bảo Loan
Ý kiến của bạn