Hà Nội đưa ra 9 mục tiêu truyền thông để người dân nâng cao nhận thức về sức khỏe

28-07-2023 10:19 | Thời sự

SKĐS - UBND TP. Hà Nội đã nêu lên 9 mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân, giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 194/KH-UBND về việc truyền thông nguy cơ sức khỏe Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2030.

Kế hoạch nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân, các lãnh đạo và quản lý, tăng cường phối hợp hành động của các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng để thay đổi hành vi, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân, giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng.

Kế hoạch đề ra 9 mục tiêu, cụ thể:

Thứ nhất, tăng cường truyền thông vận động đến cấp ủy Đảng và lãnh đạo chính quyền các cấp nhằm đạt được sự cam kết, ủng hộ và sự đồng thuận trong việc thực thi các văn bản pháp quy liên quan đến dự phòng và kiểm soát các nguy cơ sức khỏe.

Thứ hai, tăng cường truyền thông huy động sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức và người có uy tín trong cộng đồng và phối hợp liên ngành trong dự phòng và kiểm soát các nguy cơ sức khỏe.

Hà Nội đưa ra 9 mục tiêu truyền thông để người dân nâng cao nhận thức về sức khỏe - Ảnh 1.

Khám sức khỏe cho người dân Thủ đô.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và nhân viên y tế về nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm và tăng cường thực hiện hành vi phòng bệnh.

Thứ tư, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về nguy cơ đối với sức khỏe từ những hành vi lối sống không lành mạnh và tăng cường thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe để nâng cao sức khỏe, phòng các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD, ung thư...).

Thứ năm, nâng cao nhận thức của người dân, người sản xuất và người kinh doanh thực phẩm về nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe từ sản xuất, bảo quản, chế biến, kinh doanh thực phẩm và tăng cường thực hiện hành vi an toàn trong sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm.

Thứ sáu, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và nhân viên y tế về nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do thiên tai (bão, lũ, hạn hán...) và tăng cường hành động phối hợp ứng phó nhằm hạn chế hậu quả đối với sức khỏe.

Thứ bảy, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và nhân viên y tế về nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do thảm họa (ngộ độc, cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông...) và tăng cường hành động dự phòng và xử trí tai nạn, thương tích.

Thứ tám, tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới truyền thông về sức khỏe nhằm đáp ứng yêu cầu truyền thông về các nguy cơ sức khỏe, dự phòng và ứng phó với các nguy cơ đó.

Thứ chín, tăng cường thực hiện nâng cao năng lực về truyền thông nguy cơ cho mạng lưới truyền thông về sức khỏe nhằm đáp ứng yêu cầu truyền thông về các nguy cơ sức khỏe, dự phòng và ứng phó với các nguy cơ đó.

Hà Nội triển khai loạt biện pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tếHà Nội triển khai loạt biện pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế

SKĐS - UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch để khắc phục các hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2022 của Ban Cán sự Đảng và tập thể lãnh đạo UBND thành phố về tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tắm Lá, Bé Trai Bong Tróc Toàn Bộ Da Mặt Và Đầu | SKĐS


Lê Bảo
Ý kiến của bạn