Hà Nội

Hà Nội dự kiến năm 2025 đưa vaccine phế cầu vào tiêm chủng mở rộng

07-07-2023 15:57 | Y tế
google news

SKĐS - Hà Nội đặt lộ trình đến năm 2025, dự kiến đưa vaccine phế cầu vào tiêm chủng mở rộng. Trong trường hợp huy động được nguồn viện trợ, hỗ trợ trong nước hoặc được bổ sung ngân sách nhà nước, lộ trình này có thể được thực hiện sớm hơn với các loại vaccine theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 183/KH-UBND về việc tiêm chủng mở rộng, giai đoạn 2023-2025.

Kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới thông qua việc tiêm chủng vaccine phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng; giảm tỷ lệ mắc/tử vong do các bệnh có thể phòng được bằng vaccine trên địa bàn TP. Hà Nội.

Đối tượng áp dụng được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia đối với từng loại vaccine và từng đối tượng được thụ hưởng, Cụ thể:

Năm 2023-2023, trẻ sơ sinh tiêm vaccine viêm gan B; trẻ dưới 1 tuổi tiêm vaccine lao, bại liệt uống, bại liệt tiêm, vaccine 5 trong 1, rota, Sởi; Trẻ 1 đến 5 tuổi tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản; trẻ 18 tháng đến dưới 24 tháng tiêm vaccine phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, vaccine sởi - Rubella. Đối với phụ nữ có thai tiêm vaccine uốn ván.

Hà Nội: Dự kiến, đến năm 2025 đưa vaccine phế cầu vào tiêm chủng mở rộng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Lộ trình đến năm 2025, dự kiến đưa vaccine phế cầu vào tiêm chủng mở rộng. Trong trường hợp huy động được nguồn viện trợ, hỗ trợ trong nước hoặc được bổ sung ngân sách nhà nước, lộ trình này có thể được thực hiện sớm hơn với các loại vaccine theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

UBND TP. Hà Nội yêu cầu việc triển khai Kế hoạch phù hợp với chủ trương, đường lối chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân của Đảng, theo đúng các quy định của Chính phủ và Bộ Y tế. Các vaccine mới được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng theo các quy định của Chính phủ; hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.

Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em phục hồi sau đại dịch COVID-19Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em phục hồi sau đại dịch COVID-19

Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) cho biết tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em bắt đầu phục hồi vào năm 2022 tại các nước nghèo sau khi bị gián đoạn nghiêm trọng do đại dịch COVID-19.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Uống Trà Tâm Sen Mỗi Ngày Có Tốt Không? | SKĐS


Lê Bảo
Ý kiến của bạn