Hà Nội

Hà Nội dự kiến chi hàng trăm tỉ đồng cải tạo 7 tuyến đường để giảm ùn tắc

16-08-2024 08:53 | Xã hội
google news

SKĐS - Hà Nội dự kiến cải tạo 7 tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông đặc biệt cao, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.

Sau 3 ngày vận hành, đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đạt hơn 140.000 khách, phải dùng vé giấy vì quá đôngSau 3 ngày vận hành, đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đạt hơn 140.000 khách, phải dùng vé giấy vì quá đông

SKĐS - Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội liên tục thu hút lượng hành khách lớn trong 3 ngày tàu chạy miễn phí.

Thông tin từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, đơn vị này vừa đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách một số nút giao, tuyến đường để giảm thiểu ùn tắc.

Theo Sở GTVT Hà Nội, dự án cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách một số nút giao, tuyến đường để giảm thiểu ùn tắc giao thông (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư dự kiến là gần 225 tỷ, nguồn từ ngân sách UBND thành phố Hà Nội. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 188 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án năm 2024 - 2027.

Hà Nội dự kiến chi hàng trăm tỉ đồng cải tạo 7 tuyến đường để giảm ùn tắc- Ảnh 2.

Sở GTVT Hà Nội đề xuất chi gần 225 tỷ đồng cải tạo hạ tầng 7 tuyến đường giao thông.

Dự án sẽ cải tạo hạ tầng 7 tuyến đường, bao gồm: Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Giám, Khuất Duy Tiến. Đây đều là những tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông đặc biệt cao, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.

Trong đó, các tuyến đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu nằm trên trục tuyến buýt nhanh BRT, là trục giao thông xuyên tâm, do tập trung các phương tiện ra, vào khu vực trung tâm, lưu lượng các phương tiện tăng cao, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm gây ra tình trạng ùn ứ giao thông.

Do vậy, việc đầu tư xây dựng dự án, cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách một số nút giao, tuyến đường (giai đoạn 1) sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, tạo cho người dân có ý thức khi sử dụng vận tải hành khách công cộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực có tuyến đi qua.

Quy mô đầu tư (dự kiến) sẽ điều chỉnh kích thước vỉa hè, dải phân cách tại các vị trí đủ điều kiện, tổ chức giao thông tại một số nút giao trên 7 tuyến đường nói trên.

Qua thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2024, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Công an Thành phố, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan xử lý được 7 điểm “đen” ùn tắc giao thông, bao gồm: Khu vực đường Nguyễn Trãi cạnh hầm chui Thanh Xuân, hướng đi Nguyễn Xiển; nút giao Sa Đôi - đường 70; đường Nguyễn Xiển, đoạn từ Nguyễn Trãi - Phạm Tu; nút giao Lê Đức Thọ - Hàm Nghi - Nguyễn Hoàng; nút giao Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - Trần Vỹ; đầu cầu Mai Dịch, hướng từ đường Phạm Văn Đồng đi Phạm Hùng; nút giao Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy.

Xem thêm video được quan tâm:

Mức xử phạt cho các tài xế vi phạm nồng độ cồn, bỏ lại xe, không chịu nộp phạt.


Thành Long
Ý kiến của bạn