Hà Nội

Hà Nội: 10 ca mắc tay chân miệng do nhiễm chủng EV71

03-10-2018 18:43 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - PGS.TS Trần Minh Điển - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) - cho biết từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Đặc biệt, trong số đó đã có hơn 10 trường hợp nhiễm chủng vi khuẩn EV71.

Theo PGS Điển, nhóm mắc virus EV không nhiều, đặc biệt là EV71. Đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao, dẫn đến nhiều biến chứng nặng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh. EV71 cũng được biết đến như một loại virus có vai trò gây viêm não và các hội chứng não cấp, làm cho bệnh nặng hơn.

Cũng theo PGS. Trần Minh Điển, số bệnh nhi mắc vi rút EV không nhiều, nhất là EV71. Đây là chủng vi rút có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao và gây nhiều biến chứng nặng như: Thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim, viêm não… có thể gây tử vong nhanh. "Tuy nhiên, những trường hợp vừa được cấp cứu tại viện cũng không mắc phải những biến chứng quá nặng nề so với những năm trước" Bs Điển nói.

Số trẻ mắc tay chân miệng đang gia tăng.

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với các biểu hiện là: Sốt, phát ban, mụn nước ở lòng bàn tay, chân và mông, tổn thương loét ở miệng… Đây bệnh rất dễ lây lan, nhất là ở những nơi như nhà trẻ, lớp mẫu giáo…

Theo các chuyên gia, có hai tác nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng đó là chủng vi rút CVA16 và EV71, trong đó tỷ lệ mắc tay chân miệng gây ra bởi EV71 thường thấp hơn nhưng dễ gây ra biến chứng nặng hơn.

Trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc phải bệnh tay chân miệng. Vì vậy, BS Điển khuyến cáo: Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ,  tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi có nguy cơ mang mầm bệnh như chỗ đông người, trẻ khác nghi mắc bệnh; với trẻ bệnh cần xử lý cô lập phân, mũi dãi, chất nôn… của trẻ để đảm bảo không bị lây nhiễm sang các trẻ khác. Đặc biệt, khi trẻ mắc bệnh cha mẹ cần cho trẻ ở phòng thoáng khí, sạch, các bề mặt trẻ tiếp xúc như: Sàn nhà, nhà vệ sinh, giường ngủ… phải vệ sinh sạch sẽ. Khi mắc bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 9 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó 6 trường hợp tử vong tại khu vực phía Nam. Các tỉnh thành ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng…

Ba dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp.

Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon.

Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

- Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Đó là 3 triệu chứng rất sớm, cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.



Lê Hà
Ý kiến của bạn