Hà Nam vượt mốc 3.000 ca mắc COVID-19 trong đợt dịch mới

07-01-2022 20:38 |
google news

SKĐS - Đợt dịch mới bùng phát tại Hà Nam được đánh giá khá nghiêm trọng, lan rộng ra tất cả địa bàn các huyện, thị, thành phố khi số bệnh nhân mắc COVID-19 vượt 3.000 ca.

Số ca mắc COVID-19 ở Hà Nam tiếp tục tăng, xây dựng kịch bản ứng phó với biến thể mới OmicronSố ca mắc COVID-19 ở Hà Nam tiếp tục tăng, xây dựng kịch bản ứng phó với biến thể mới Omicron

SKĐS - Trước tình hình số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam yêu cầu các địa phương xây dựng kịch bản ở mức cao hơn, sẵn sàng ứng phó với biến thể mới Omicron.

Tối 7/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam công bố thêm 98 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 13 trường hợp liên quan đến những chùm ca bệnh tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, 25 bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, mất khứu giác, ngạt mũi và trở về tỉnh Hà Nam từ các địa phương khác, các trường hợp còn lại là F1 của các bệnh nhân đã được ghi nhận trước đó.

Luỹ kế kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9/2021 đến tối 7/1/2022, Hà Nam ghi nhận 3.002 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.

Trước tình hình số F0 tăng nhanh, trong đó có nhiều F0 nhiễm bệnh ở thể nhẹ, không có triệu chứng, trong khi đó tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 của người dân đạt cao, Sở Y tế đã tham mưu với UBND tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch Thực hiện quản lý, chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà trên địa bàn. Đến thời điểm hiện tại đã có 3 huyện: Kim Bảng, Lý Nhân, Bình Lục chính thức triển khai điều trị F0 thể nhẹ tại nhà, bước đầu mở ra một hướng mới trong điều trị F0 cũng như ứng phó với đại dịch COVID-19 khi tỷ lệ tiêm vaccine đã đạt cao.

Hà Nam vượt mốc 3.000 ca mắc COVID-19 trong đợt dịch mới - Ảnh 2.

Trong đợt dịch mới, tỉnh Hà Nam ghi nhận 3.002 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã. Ảnh: CDC Hà Nam

Ông Đinh Văn Nam, Trạm trưởng Trạm Y tế Thi Sơn (Kim Bảng) cho biết, khi quyết định cho F0 điều trị tại nhà, Trạm Y tế xã dựa vào nhiều yếu tố: Gia đình có phòng riêng khép kín, có nguyện vọng, bệnh nhân gần như không có triệu chứng, không có bệnh nền, có ý thức chấp hành tốt các quy định về cách ly.

Ngoài dặn dò bệnh nhân và người nhà tự theo dõi sức khỏe, có vấn đề gì phải báo ngay với nhân viên y tế, Trạm Y tế xã cũng thường xuyên nắm bắt tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Trước cổng các gia đình có F0 điều trị tại nhà đều có treo biển để mọi người biết và cùng tham gia giám sát. Cán bộ thôn và tổ COVID-19 cộng đồng có trách nhiệm quản lý, giám sát bệnh nhân.

Việc triển khai cho F0 không triệu chứng điều trị tại nhà trước hết nhận được sự ủng hộ từ phía bệnh nhân. Bệnh nhân đều cho rằng khi đã tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19 mà bị mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng thì việc được điều trị tại nhà thuận lợi rất nhiều cho họ trong việc hồi phục sức khỏe, tăng sức đề kháng để nhanh khỏi bệnh.

Đối với ngành y tế, việc F0 không triệu chứng điều trị tại nhà giúp giảm áp lực cho các cơ sở điều trị F0, nhất là khi số F0 tăng nhanh. Thời gian vừa qua, tuy số người mắc COVID-19 ở Hà Nam tăng nhanh nhưng do đã được tiêm vaccine và hầu hết là công nhân trong khu công nghiệp, tuổi còn trẻ nên nhiều người không có triệu chứng, vào các cơ sở điều trị F0 cũng rất nhanh khỏi bệnh.

Xem thêm video được quan tâm:

Nâng cao chính sách hỗ trợ người lao động trong đại dịch


Nhật Tân
Ý kiến của bạn