Hà Lan cho phép Ukraine sử dụng F-16 tấn công mục tiêu tại Nga

18-10-2024 07:21 | Quốc tế
google news

SKĐS - Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan, ông Ruben Brekelmans cho biết, Ukraine có quyền sử dụng tiêm kích F-16 mà nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận.

Ông Ruben Brekelmans nhấn mạnh rằng những cuộc tấn công này được coi là hành động tự vệ hợp pháp.

Hà Lan cho phép Ukraine sử dụng F-16 tấn công mục tiêu tại Nga- Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ruben Brekelmans. (Nguồn: Getty Images)

Hà Lan đã cam kết trao tặng Ukraine 24 chiếc F-16, trong khuôn khổ liên minh F-16 do NATO thành lập năm 2023.

Ngoài Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy cũng đã hứa cung cấp lần lượt 19 và 6 chiếc F-16 cho Ukraine. Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên khác như Bỉ, Canada, Luxembourg, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Thụy Điển, Hy Lạp, Bulgaria và Pháp đang hỗ trợ huấn luyện phi công Ukraine.

Vào tháng 8, Ukraine đã nhận được 12 máy bay F-16 đầu tiên.

Phát biểu tại Brussels trước cuộc họp Bộ trưởng NATO, ông Brekelmans khẳng định: "Luật pháp quốc tế không giới hạn khoảng cách; nó không dừng lại tại biên giới hay một khoảng cách nhất định từ biên giới".

Ông cũng nói thêm: "Chúng tôi cho phép Ukraine sử dụng F-16 để tự vệ, bao gồm việc đánh chặn tên lửa hoặc tấn công các căn cứ quân sự, chẳng hạn như sân bay, trên lãnh thổ hoặc trong không phận Nga".

Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đã dự đoán rằng các máy bay F-16 sẽ không làm thay đổi đáng kể tình hình xung đột.

Năm 2023, Anh cam kết cung cấp tên lửa tầm xa Storm Shadow cho Ukraine, sau đó Pháp và Mỹ cũng đồng ý làm theo.

Ban đầu, các quốc gia này yêu cầu Ukraine không sử dụng những vũ khí này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, gần đây, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã thuyết phục các nước phương Tây gỡ bỏ các hạn chế đó. Mặc dù các quan chức Anh không phản đối, nhưng vẫn chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo rằng, Ukraine không thể sử dụng tên lửa tầm xa của phương Tây mà không có sự tham gia trực tiếp của NATO. Ông cho rằng nếu NATO can thiệp trực tiếp, điều này sẽ "thay đổi bản chất thực sự của cuộc xung đột Ukraine".

Tên lửa Izdeliye 305 của Nga chưa bao giờ bị gây nhiễu ở UkraineTên lửa Izdeliye 305 của Nga chưa bao giờ bị gây nhiễu ở Ukraine

SKĐS - Tập đoàn quốc gia Rostec (Nga) khẳng định, tên lửa Izdeliye 305, hay còn gọi là LMUR (Light Multipurpose Guided Rocket), đã thể hiện khả năng vượt trội trong việc chống lại các biện pháp gây nhiễu.


Xuân Minh
(Theo RT)
Ý kiến của bạn