Hà Giang đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão lũ

28-09-2023 07:20 | Xã hội
google news

SKĐS – 6 tháng qua, Hà Giang đã xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm. Nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác truyền thông phòng chống ngộ độc thực phẩm, giảm thiểu tối đa các vụ ngộ độc trên địa bàn.

5 vụ ngộ độc thực phẩm trong 6 tháng

Theo thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang, trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn xảy ra 05 vụ ngộ độc thực phẩm làm 21 người mắc, 02 trường hợp tử vong; Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận/100.000 dân trong các vụ ngộ độc được báo cáo: 2,3 ca/100.000 dân; không có vụ ngộ độc lớn xảy ra ≥ 30 người/vụ.

Trong khoảng thời gian từ tháng 5 – 6/2023, các vụ ngộ độc nấm do độc tố tự nhiên lại có chiều hướng gia tăng. Gần đây BVĐK huyện Xín Mần (Hà Giang) cho biết, sức khỏe của 8 bệnh nhân có hộ khẩu thường trú tại xã Trung Thịnh (huyện Xín Mần), bị ngộ độc do ăn hoa chuông. Nhiều người dân vì thiếu sự hiểu biết nên ăn phải các loại cây, quả rừng có độc.

Hà Giang đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão lũ - Ảnh 1.

Mùa mưa bão, tình trạng ngộ độc nấm dễ xảy ra. Ảnh TL

Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân chính do điều kiện thời tiết thuận lợi tạo cho sự phát triển của động, thực vật chứa độc tố tự nhiên. Vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm các loại nấm thường xuyên xuất hiện nhiều, là thời điểm các loại nấm mọc tự nhiên phát triển, người dân lên nương rẫy thường có thói quen hái nấm về làm thức ăn.

Bên cạnh đó, với các huyện vùng cao thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ, nhu cầu sử dụng nước giải khát, nước đá tăng cao… là những yếu tố nguy cơ cao dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Nâng cao nhận thức đồng bào dân tộc xóa tỏ tập tục ăn uống mất vệ sinh

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang đã tham mưu ban hành văn bản đảm bảo an toàn thực phẩm trong điều kiện trong mùa bão lũ. Các công tác truyền thông về ngộ độc thực phẩm đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức và người dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa có ý thức sử dụng thực phẩm an toàn nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng.

Hà Giang đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão lũ - Ảnh 2.

Tại các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có phong tục tập quán ăn uống lạc hậu, mất vệ sinh như sử dụng bột ngô bị mốc, nấm rừng, rau rừng các loại. Người dân tộc Mông ở Hà Giang lương thực trong bữa ăn chính là ngô tẻ và được chế biến dưới dạng mèn mén. Ngô tẻ được xay thành bột thô, trộn nước, sau đó đồ 2 lần cho chín kỹ rồi ăn. Tuy nhiên nhiều trường hợp bột ngô để hàng tháng đã lên mốc xanh, mốc vàng nhưng bà con vẫn làm bánh ăn nên bị ngộ độc.

Để nâng cao nhận thức đồng bào dân tộc xóa tỏ tập tục ăn uống mất vệ sinh, địa phương đã cử nhiều cán bộ, y bác sỹ xuống các thôn, bản vùng sâu, xa, biên giới đẩy mạnh công tác tuyên truyền đồng bào dân tộc không chế biến và ăn bánh ngô từ bột ngô đã bị mốc. Khi thấy bột ngô đã bị lên mốc phải hủy bỏ ngay và cũng không cho gia súc ăn. Đặc biệt chỉ xay bột nước với số lượng đủ ăn tối đa trong 2 - 3 ngày. Tuyệt đối không được bảo quản bột ngô lâu dài bằng cách phơi khô hoặc để bột tự khô trên gác khi đó nấm mốc sẽ phát triển rất nhanh, tạo nhiều độc tố...

Phát huy vai trò của các tôn giáo, truyền thông đa dạng nâng cao an toàn thực phẩm cho đồng bào dân tộc miền núiPhát huy vai trò của các tôn giáo, truyền thông đa dạng nâng cao an toàn thực phẩm cho đồng bào dân tộc miền núi

SKĐS - Để nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho đồng bào dân tộc miền núi, Lào Cai đã đẩy mạnh truyền thông đa dạng như ngay tại các chợ, phát huy vai trò của các tôn giáo.


Gia Minh
Ý kiến của bạn