Để nâng cao năng lực về xử trí sốc phản vệ, giúp hạn chế tai biến, giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Thông tư nói rõ, Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ.
Theo đó, Thông tư này hướng dẫn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ, và được áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Dưới đây là graphic về hộp thuốc cấp cứu phản về và trang thiết bị y tế, ban hành kèm thông tư số 51/2017 TT-BYT:
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế. (Ảnh: Họa sĩ Tuấn Thắng).
Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng 1 vài phút.
Thông tư quy định rõ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế phải đảm bảo các nguyên tắc dự phòng phản vệ: Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác.
Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ.
Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh. Trường hợp không có thuốc thay thế phù hợp mà cần dùng thuốc hoặc dị nguyên đã gây phản vệ cho người bệnh phải hội chẩn chuyên khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng hoặc do bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ để thống nhất chỉ định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh.
Mời bạn đọc xem chi tiết Thông tư 51/2017/TT-BYT tại: