Hà Nội

Grammy 2014: những màn trình diễn đỉnh cao

27-01-2014 14:53 | Văn hóa – Giải trí
google news

Tại lễ trao giải Grammy 2014, Bài hát của Năm được trao cho Lorde, ca sỹ mới 17 tuổi của New Zealand với ca khúc Royals.

Ca khúc "Royals" do nữ nghệ sĩ mới 17 tuổi người New Zealand Lorde trình bày đoạt giải "Bài hát của năm" tại lễ trao giải Grammy lần thứ 56 diễn ra sáng 27/1 (giờ Việt Nam) tại Los Angeles, Mỹ. Ca khúc này cũng đã giúp Lorde đánh bại những gương mặt đình đám như Justin Timberlake và Katy Perry để giành giải Grammy cho phần trình diễn Pop xuất sắc nhất.

“Đây là điều mà tôi không nghĩ tới. Xin cảm ơn tất cả đã truyền cảm hứng để tôi có được thành quả này,” Lorde phát biểu khi lên nhận giải ở trung tâm Staples.

Cô ca sĩ 18 tuổi Lorde đã giành chiếc đĩa hát vàng đầu tiên của Grammy với ca khúc Royals ở hạng mục Phần trình diễn pop solo xuất sắc nhất.

Lorde đã có một màn ra mắt đầy ấn tượng trong năm 2013. Royals chiếm vị trí số 1 Billboard Hot 100 trong 9 tuần liên tiếp. Lorde chính là nghệ sĩ trẻ nhất giành được vị trí số 1 này kể từ khi Tiffany làm được với I Think We're Alone Now năm 1987. Cô cũng là gương mặt đã "đánh bật" Wrecking Ball của ngôi sao nổi loạn Miley Cyrus khỏi vị trí này.

Lorde, tên thật là Ella Yelich-O'Connor, đã trở thành hiện tượng toàn cầu với ca khúc "Royals" dẫn đầu hàng loạt bảng xếp hạng danh giá.

Với ca khúc trên, cô là nghệ sĩ New Zealand đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng Billboard tại Mỹ.

 

Lorde biểu diễn ca khúc Royals, Bài hát của Năm tại Lễ trao giải Grammy 2014

Lorde biểu diễn Royals tại lễ trao giải Grammy.

Lorde sinh năm 1996 tại New Zealand. Năm 12 tuổi, Lorde được Scott Maclachlan phát hiện khi ông xem clip thi hát của cô ở trường Belmont Intermediate. Sau đó 1 năm, Lorde ký hợp đồng với hãng đĩa Universal và vừa phát hành album Pure Heroine.

Ngay trong lần đầu tiên góp mặt tại Grammy, Lorde đã được 3 đề cử ở hạng mục Ghi âm của năm, Ca khúc của năm và Phần trình diễn pop solo xuất sắc nhất. Pure Heroine cũng được đề cử Album pop xuất sắc nhất.

Xuất hiện như một nghệ sĩ biểu diễn xiếc, Pink khiến khán giả kinh ngạc khi cô thể hiện các động tác đu dây, nhào lộn mà vẫn có thể hát không trật nhịp, hụt hơi. Đây không phải lần đầu Pink có màn trình diễn ấn tượng như vậy trên sân khấu Grammy. Năm 2010, cô cũng từng khiến cả hội trường phải nín thở với màn trình diễn mang đậm phong cách xiếc Cirque Du Soleil.

Những màn trình diễn tuyệt vời nhất lịch sử Grammy

 

Pink xuất hiện trên cao. Cô đu dây mà không cần tới thiết bị bảo hiểm.

 

Với 9 lần được nhắc tên, Jay Z là người nhận được nhiều đề cử nhất tại Grammy năm nay. Tuy nhiên, rapper danh tiếng thất bại ở hầu hết các hạng mục. Tượng vàng duy nhất mà Jay Z giành được cho đến thời điểm này là Phần trình diễn rap/hát chung xuất sắc nhất cho Holy Grail thể hiện cùng Justin Timberlake.

Jay Z.

 

Trong khi đó, Bruno Mars giành giải Album pop xuất sắc nhất với Unorthodox Jukebox. Chia sẻ niềm hạnh phúc bằng một nụ hôn với bạn gái, còn trên sân khấu nhận giải, chàng ca sĩ sinh năm 1985 đã dành tặng phần thưởng này cho mẹ - người phụ nữ luôn bên cạnh và ủng hộ anh vô điều kiện.

Bruno Mars trên sân khấu nhận giải.

 

Bruno Mars ở hậu trường.

Sân khấu trình diễn của Grammy được mở đầu đầy nóng bỏng với sự xuất hiện của cặp đôi quyền lực Jay Z và Beyonce bằng Drunken in Love. Đây là ca khúc nằm trong album mang tên của chính thành viên Destiny's Child.

Phần trình diễn này đánh dấu sự trở lại trên sóng truyền hình của Beyonce kể từ khi trình làng album thứ 5 hồi tháng 12 năm ngoái. Trong khi đó, đây là năm thứ 2 liên tiếp Jay Z trình diễn tại Grammy. Năm ngoái, anh khuấy đảo sân khấu cùng với Justin Timberlake trong ca khúc Suit & Tie.

Vợ chồng Jay Z - Beyonce nóng bỏng trên sân khấu.

Vừa mở màn, cặp hát đôi Macklemore & Ryan Lewis đã thắng lớn với 4 giải Album rap xuất sắc nhất, Ca khúc rap xuất sắc nhất, Phần trình diễn rap xuất sắc nhất cho Thrift Shop và Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất.

Tuy nhiên, chiến thắng của Macklemore & Ryan Lewis không nhận được nhiều sự đồng thuận từ phía khán giả. Hàng loạt lời bình luận bày tỏ sự thất vọng đã xuất hiện như mưa trên các mạng xã hội.

 

"Khônggggggg" - một người hâm mộ đã phải hét lên khi biết Macklemore giành giải.

"Tin tốt là phần nhận giải của Macklemore đã không được phát sóng" - Speak viết.

 

Nguyên nhân là vì phần lớn người hâm mộ cho rằng Macklemore là một nghệ sĩ pop chứ không hẳn là rapper. Theo nhận định của các chuyên gia, Good Kid Maad City của Kendrick Lamar mới xứng đáng là Album rap xuất sắc nhất và Ca khúc rap xuất sắc nhất nên thuộc về New Slaves của Kayne West.

 

Macklemore & Ryan Lewis trên thảm đỏ.

 

Kacey Musgraves giành giải Ca khúc country xuất sắc nhất với Merry Go Round.

 

Vampire Weekend với giải Album Alternative xuất sắc nhất cho Modern Vampires Of The City.

Sự kết hợp đầy bất ngờ đã đem về cho 2 huyền thoại Paul McCartney - thành viên Beatles - và Dave Grohl - hát chính của Foo Fighter và là tay trống kiệt xuất của Nirvana - thêm một giải Grammy với Cut Me Some Slack. Dave Grohl cho biết, cả hai chỉ mất 3 giờ đồng hồ để sáng tác và thu âm ca khúc.

"Cảm hứng cho ca khúc xuất hiện rất bất chợt. Các ca khúc hay nhất cũng thường ra đời như thế. Chúng tôi thu âm live. Mất 3 giờ cho Cut Me Some Slack và mọi thứ đều hoàn hảo" - Dave Grohl phát biểu.

Paul McCartney chia sẻ niềm vui chiến thắng với Yoko Ono - vợ John Lennon.

Thông thường, sự kiện âm nhạc lớn nhất năm này diễn ra vào đầu tháng 2. Tuy nhiên, năm nay, Grammy được đẩy sớm lên để tránh thế vận hội mùa đông 2014 kéo dài từ 6 - 23/2 tại Sochi, Nga.

 

LL Cool J dẫn chương trình.

Danh sách đề cử

Album của năm:

The Blessed Unrest — Sara Bareilles

Random Access Memories — Daft Punk

Good Kid, M.A.A.D City — Kendrick Lamar

The Heist — Macklemore & Ryan Lewis

Red — Taylor Swift

Ghi âm của năm:

"Get Lucky" — Daft Punk & Pharrell Williams

"Radioactive" — Imagine Dragons

"Royals" — Lorde

"Locked Out Of Heaven" — Bruno Mars

"Blurred Lines" — Robin Thicke Featuring T.I. & Pharrell Williams

Ca khúc của năm:

"Just Give Me A Reason" — Jeff Bhasker, Pink & Nate Ruess viết nhạc (Pink và Nate Ruess thể hiện)

"Locked Out Of Heaven" — Philip Lawrence, Ari Levine & Bruno Mars, viết nhạc (Bruno Mars thể hiện)

"Roar" — Lukasz Gottwald, Max Martin, Bonnie McKee, Katy Perry & Henry Walter, viết nhạc (Katy Perry thể hiện)

"Royals" — Joel Little & Ella Yelich O'Connor, viết nhạc (Lorde thể hiện)

"Same Love" — Ben Haggerty, Mary Lambert & Ryan Lewis, viết nhạc (Macklemore & Ryan Lewis & Mary Lambert thể hiện)

Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất:

James Blake

Kendrick Lamar

Macklemore & Ryan Lewis (dành giải Nghệ sỹ mới xuất sắc nhất)

Kacey Musgraves

Ed Sheeran

Phần trình diễn pop solo xuất sắc nhất: "Royals" - Lorde giành giải

"Brave" — Sara Bareilles

"Royals" — Lorde

"When I Was Your Man" — Bruno Mars

"Roar" — Katy Perry

"Mirrors" — Justin Timberlake

Phần trình diễn pop theo nhóm/hát đôi xuất sắc nhất:

"Get Lucky" — Daft Punk & Pharrell Williams (dành giải)

"Just Give Me A Reason" — Pink & Nate Ruess

"Stay" — Rihanna & Mikky Ekko

"Blurred Lines" — Robin Thicke Featuring T.I. & Pharrell Williams

"Suit & Tie" — Justin Timberlake & Jay Z

Album pop xuất sắc nhất:

"Unorthodox Jukebox" -- Bruno Mars (đoạt giải)

"Paradise" -- Lana Del Rey

"Pure Heroine" -- Lorde

"Blurred Lines" -- Robin Thicke

"The 20/20 Experience - The Complete Experience" -- Justin Timberlake

Album Dance/Electronica xuất sắc nhất:

Random Access Memories — Daft Punk (đoạt giải)

Settle — Disclosure

18 Months — Calvin Harris

Atmosphere — Kaskade

A Color Map Of The Sun — Pretty Lights

Phần trình diễn rock xuất sắc nhất:

"Always Alright" — Alabama Shakes

"The Stars (Are Out Tonight)" — David Bowie

"Radioactive" — Imagine Dragons (đoạt giải)

"Kashmir" (Live) — Led Zeppelin

"My God Is The Sun" — Queens Of The Stone Age

"I'm Shakin'" — Jack White

Album rock xuất sắc nhất:

13 — Black Sabbath

The Next Day — David Bowie

Mechanical Bull — Kings Of Leon

Celebration Day — Led Zeppelin (đoạt giải)

…Like Clockwork — Queens Of The Stone Age

Psychedelic Pill — Neil Young With Crazy Horse

Album Alternative xuất sắc nhất:

The Worse Things Get, The Harder I Fight, The Harder I Fight, The More I Love You — Neko Case

Trouble Will Find Me — The National

Hesitation Marks — Nine Inch Nails

Lonerism — Tame Impala

Modern Vampires Of The City — Vampire Weekend (đoạt giải)

Phần trình diễn R&B xuất sắc nhất:

"Love And War" — Tamar Braxton

"Best Of Me" — Anthony Hamilton

"Nakamarra" — Hiatus Kaiyote Featuring Q-Tip

"How Many Drinks?" — Miguel Featuring Kendrick Lamar

"Something" — Snarky Puppy With Lalah Hathaway (đoạt giải)

Album Urban đương đại xuất sắc nhất:

Love And War — Tamar Braxton

Side Effects Of You — Fantasia

One: In The Chamber — Salaam Remi

Unapologetic — Rihanna (đoạt giải)

New York: A Love Story — Mack Wilds

Album R&B xuất sắc nhất:

R&B Divas — Faith Evans

Girl On Fire — Alicia Keys (đoạt giải)

Love In The Future — John Legend

Better — Chrisette Michele

Three Kings — TGT

Phần trình diễn rap xuất sắc nhất:

"Started From The Bottom" — Drake

"Berzerk" — Eminem

"Tom Ford" — Jay Z

"Swimming Pools (Drank)" — Kendrick Lamar

"Thrift Shop" — Macklemore & Ryan Lewis Featuring Wanz (đoạt giải)

Phần trình diễn kết hợp xuất sắc nhất:

"Power Trip" — J.Cole & Miguel

"Part II (On The Run)" — Jay Z & Beyoncé

"Holy Grail" — Jay Z & Justin Timberlake (đoạt giải)

"Now Or Never" — Kendrick Lamar & Mary J. Blige

"Remember You" — Wiz Khalifa Featuring The Weeknd

Album rap xuất sắc nhất:

Nothing Was The Same — Drake

Magna Carta…Holy Grail — Jay Z

Good Kid, M.A.A.D City — Kendrick Lamar

The Heist — Macklemore & Ryan Lewis (đoạt giải)

Yeezus — Kanye West

Phần trình diễn country solo xuất sắc nhất:

"I Drive Your Truck" — Lee Brice

"I Want Crazy" — Hunter Hayes

"Mama's Broken Heart" — Miranda Lambert

"Wagon Wheel" — Darius Rucker (đoạt giải)

"Mine Would Be You" — Blake Shelton

Album country xuất sắc nhất:

Night Train — Jason Aldean

Two Lanes Of Freedom — Tim McGraw

Same Trailer Different Park — Kacey Musgraves (đoạt giải)

Based On A True Story — Blake Shelton

Red — Taylor Swift

Bài hát rock hay nhất

"Ain't Messin 'Round" -- Gary Clark Jr., songwriter (Gary Clark Jr.)

"Cut Me Some Slack" -- Dave Grohl, Paul McCartney, Krist Novoselic & Pat Smear, songwriters (Paul McCartney, Dave Grohl, Krist Novoselic, Pat Smear) (đoạt giải)

"Doom And Gloom" -- Mick Jagger & Keith Richards, songwriters (The Rolling Stones)

"God Is Dead?" -- Geezer Butler, Tony Iommi & Ozzy Osbourne, songwriters (Black Sabbath)

"Panic Station" -- Matthew Bellamy, songwriter (Muse)

LiLy (Theo YouTube/Zing/Vietnam Plus)

 

 


Ý kiến của bạn
Tags: