Yếu tố nào gây thiếu máu não?
Trong hộp sọ cứng và trong ống sống chạy dọc phía sau trong xương cột sống (CS), não và tủy sống được bảo vệ trong một dịch đệm là dịch não tủy. Có khoảng 150ml dịch não tủy (DNT) luôn lưu thông từ trong não xuống ống sống. DNT phải luôn “trong” và “sạch”, vì vậy, hệ thống màng vi mạch não phải sản xuất ra khoảng 450ml DNT để có 3 lần thay thế DNT mới mỗi ngày, như việc thay thế nước sạch cho bể bơi vậy. DNT “cũ” cũng được hệ thống vi mạch não hấp thụ trở lại.
Muốn thông được từ não xuống CS lưng, DNT phải chảy qua đoạn ống sống CS cổ, nói cách khác, CS cổ trở thành “cống thông” DNT. Vậy nên khi CS cổ bị xoắn vẹo thì “cống thông” này cũng bị xoắn vẹo theo, trượt ĐS và thoát vị đĩa đệm ra sau cũng chèn ép làm kẹt (từ ít đến nhiều) dòng chảy xuống của DNT. Hậu quả làm DNT bị ứ lại ở trên não, tiêu đi không kịp, theo thời gian làm tăng dần áp lực DNT - não bị “ngập nước” dần, có thể dẫn tới chứng teo não, não úng thủy.
Trong hộp sọ cứng, tình trạng tăng áp lực DNT sẽ đè ép vào hệ thống vi mạch trải rộng và bao phủ khắp trên bề mặt đại não và các não thất, làm kẹt (từ nhẹ đến nặng) các vi dòng chảy này làm lưu lượng tưới máu não bị giảm xuống.
Nếu việc bơm máu lên não qua 2 động mạch đốt sống bị kẹt bởi các tổn thương cơ học CS cổ gây nên thiếu máu não tiên phát thì việc lưới vi mạch não bị đè ép do tăng áp lực DNT sẽ gây ra thiếu máu não thứ phát. Cả 2 loại cản trở dòng chảy này phối hợp làm cho tình trạng thiếu máu não nặng thêm.
Gối cổ dùng trong điều trị và dự phòng thiếu máu não.
Điều trị không dùng thuốc
Phục hồi và giữ vững cấu trúc sinh lý CS cổ nhằm giải phóng dòng chảy bơm máu qua 2 động mạch đốt sống lên não, mở thông dòng chảy của DNT từ não xuống ống sống là 1 trong những phương pháp điều trị hội chứng thiểu năng tuần hoàn não không dùng thuốc, chúng tôi xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Phục hồi cấu trúc sinh lý CS cổ, đó là việc điều trị hiệu quả các tổn thương cơ học của CS cổ: vẹo CS cổ, trượt ĐS và TVĐĐ của CS cổ. Điều trị thuốc (Tây y, Đông y) chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, sau điều trị thường lại tái phát. Châm cứu, bấm huyệt chỉ làm mềm cân cơ, không thể điều chỉnh được xương và đĩa đệm. Vật lý trị liệu: điện dung, chiếu tia, siêu âm chỉ giảm đau tại chỗ, kéo nắn rất ít kết quả. Phẫu thuật: nẹp vít cố định ĐS trượt, cắt bỏ khối TVĐĐ tuy có giải quyết được hậu quả tại chỗ của tổn thương nhưng chức năng sinh lý (vận động) của CS cổ bị ảnh hưởng, đặc biệt tai biến phẫu thuật liên quan đến tủy sống thần kinh có thể xảy ra.
Phương pháp điều chỉnh xương CS cổ bằng gối là phương pháp điều trị bằng gối có 2 đầu: Đầu cao để điều trị, đầu thấp để dự phòng bệnh. Đầu cao với lõi cứng là khuôn sinh lý CS cổ. Khi có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân được nâng đỡ - đặt nằm ngửa cổ trên đầu cao của gối, dưới áp lực của trọng lượng cơ thể, ĐS trượt, vẹo được nén xuống đẩy vào vị trí sinh lý, TVĐĐ cũng xoay chuyển theo. Khi điều trị có kết quả sẽ giải phóng chèn ép 2 động mạch sống nền và lưu thông DNT, làm phục hồi và tăng lưu lượng tuần hoàn máu lên não.
Đầu thấp của gối nâng đỡ và giữ CS cổ ở trạng thái tự nhiên khi nằm, do vậy, BN sử dụng hằng ngày có tác dụng phòng bệnh tái phát cũng như dự phòng bệnh CS cổ cho tất cả mọi người khi sử dụng phương pháp này. Giữ vững cấu trúc sinh lý CS cổ là dự phòng bệnh tái phát: Nằm gối cổ DL hằng ngày và giữ tư thế đúng với CS cổ, chú ý không cúi cổ khi học tập, làm việc, đọc sách, xem mạng... và thực hiện các bài tập CS cổ theo hướng dẫn làm CS cổ mềm mại, dẻo dai và vững chắc.