Khi nào người bị suy thận cần chạy thận?
Các giai đoạn của suy thận mạn tính có thể kéo dài trong nhiều năm, tiến triển từ độ 1 (nhẹ nhất) đến độ 5 (nặng nhất). Trong giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn tính, bạn không cần chạy thận. Quá trình chạy thận nhân tạo thường được bắt đầu ngay khi thận không thể thực hiện chức năng vốn có. Một số tổ chức nghiên cứu về thận khuyên nên bắt đầu lọc máu khi chức năng thận giảm xuống còn 15% hoặc ít hơn. Hay nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng do suy thận gây ra, chẳng hạn như: Khó thở, mệt mỏi, chuột rút cơ, buồn nôn hoặc nôn.
Bác sĩ cũng có thể dựa trên tốc độ lọc cầu thận (GFR) để theo dõi mức độ hoạt động của thận, từ đó quyết định người bệnh suy thận đã phải chạy thận hay chưa. Những người khỏe mạnh có mức lọc cầu thận từ 85 đến 135 mL/phút/1,73 m2 diện tích bề mặt cơ thể. Thông thường, chạy thận thường được chỉ định khi mức lọc cầu thận chỉ còn 5 đến 10 mL/phút/1,73 m2.
Làm gì để giảm nguy cơ suy thận phải chạy thận?
Chiến lược điều trị để làm chậm tiến triển và giảm nguy cơ chạy thận nhân tạo bao gồm:
Can thiệp dinh dưỡng
Mục đích của liệu pháp ăn kiêng khi bị suy thận mạn gồm: Trì hoãn tiến triển và ngăn ngừa cũng như điều trị các biến chứng, bao gồm cả suy dinh dưỡng. Các bước đầu tiên trong liệu pháp ăn kiêng là:
- Hạn chế natri trong chế độ ăn ở mức 2.3 g/ngày để kiểm soát huyết áp.
- Cung cấp lượng protein vừa đủ (0,8 g/kg trọng lượng cơ thể/ngày) có thể giúp giảm albumin niệu và làm chậm tiến triển của quá trình suy thận.
- Hạn chế phốt pho và kali trong chế độ ăn uống.
Can thiệp lối sống
Khuyến khích các hành vi tăng cường sức khỏe như cai thuốc lá và hoạt động thể chất. Bởi hút thuốc lá có liên quan đến tình trạng albumin nước tiểu bất thường và thúc đẩy suy thận tiến triển. Hút thuốc cũng góp phần gây tử vong do đột quỵ và đau tim ở những người bị suy thận.
Mục tiêu cho hoạt động thể chất của người suy thận được khuyên nên dành 20 đến 30 phút mỗi ngày. Hoạt động thể chất có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát glucose ở những người mắc tiểu đường và duy trì khối lượng cơ bắp.
Can thiệp bằng thuốc
Các biện pháp can thiệp chính ngừa sự tiến triển của suy thận bao gồm:
- Kiểm soát huyết áp, giảm albumin niệu bằng thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc ARB. Vào năm 2014, các thành viên hội đồng được bổ nhiệm vào Ủy ban Hỗn hợp Quốc gia lần thứ tám (JNC 8) khuyến nghị điều trị mục tiêu huyết áp dưới 140/90 mmHg cho những người mắc suy thận. Theo dõi tăng kali máu khi sử dụng ACE hoặc ARB.
- Kiểm soát đường huyết tích cực làm giảm sự tiến triển của albumin niệu ở bệnh tiểu đường tuýp 1. Các hướng dẫn hiện tại về bệnh tiểu đường khuyến nghị đạt được mục tiêu A1C dưới 7%. Cân nhắc kiểm soát đường huyết ít nghiêm ngặt hơn đối với người cao tuổi và bệnh nhân có tiền sử hạ đường huyết nặng và/hoặc có nhiều bệnh kèm theo.
Hỗ trợ bổ thận nhờ Ích Thận Vương
Bên cạnh đó, hiện nay, người bị suy thận có thể tìm giải pháp giúp bổ thận, lợi tiểu. Có thể kể đến là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương chứa thành phần chính là dành dành kết hợp với nhiều thảo dược quý khác giúp bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ giảm biểu hiện phù, rối loạn tiểu tiện. Ích Thận Vương dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém biểu hiện: tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu.
Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021 cho thấy, tỷ lệ người dùng Ích Thận Vương hài lòng và rất hài lòng về tác dụng cải thiện triệu chứng suy thận lên đến 92,9%.
Hy vọng những thông tin về suy thận mạn có thể giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức về sức khỏe, từ đó hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đừng quên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp bổ thận, hỗ trợ giảm một số biểu hiện của bệnh thận mỗi ngày nhé!
Sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu
Địa chỉ: Số 171 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 024. 38461530 – 028. 62647169
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh