Hà Nội

Gỡ rào cản trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số

21-09-2023 17:47 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Đặc điểm dân tộc là một trong những yếu tố dẫn đến những rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số

Những điều cần lưu ý về giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niênNhững điều cần lưu ý về giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên

SKĐS - Lứa tuổi vị thành niên có rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý cũng là điểm quan trọng khởi đầu để các em hình thành kỹ năng sống, chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành sau này.

Tai biến sản khoa ở phụ nữ dân tộc thiểu số còn cao

Ở nước ta, mỗi một dân tộc thiểu số đều có những phong tục tập quán về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Sự khác biệt về yếu tố văn hóa như ngôn ngữ, phong tục tập quán có liên quan đến việc mang thai, sinh con… cũng làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân ở vùng núi cao.

Bên cạnh những phong tục tập quán có tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, thì các dân tộc (đặc biệt là các dân tộc cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới) vẫn còn tồn tại những tập quán chăm sóc sức khỏe theo tập tục của dân tộc. Tảo hôn, không chăm sóc thai nghén, không nghỉ ngơi dưỡng thai, không đến cơ sở y tế mà sinh con tại nhà, không kiêng cữ sau sinh, nuôi trâu bò dưới sàn nhà, hút thuốc lá, tắm ao hồ… là những tập quán ảnh hưởng không tốt đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình của phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.

Gỡ rào cản trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh còn hạn chế ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Tuấn Anh

Các yếu tố trên có liên quan chặt chẽ với nhau, tuy nhiên, yếu tố dân tộc có ảnh hưởng lớn hơn hai yếu tố mức sống hộ gia đình và giáo dục. So với số liệu quốc gia, phụ nữ dân tộc thiểu số thuộc các hộ nghèo có nguy cơ không tiếp cận tới được các dịch vụ chăm sóc trước sinh cao hơn ba lần và không được đỡ đẻ bởi nhân viên y tế có chuyên môn trong lúc sinh cao hơn sáu lần.

Các kết quả này cho thấy dân tộc là một yếu tố xã hội quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại Việt Nam nói chung và đối với vùng dân tộc thiểu số nói riêng và rõ ràng phụ nữ dân tộc thiểu số là một nhóm rất thiệt thòi.

Đến nay, sức khỏe bà mẹ người dân tộc thiểu số đã được cải thiện, nhưng tai biến sản khoa và tử vong mẹ vẫn còn có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, miền. Khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh còn hạn chế ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tình trạng đẻ tại nhà, đẻ không có cán bộ được đào tạo đỡ còn khá phổ biến ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ thăm khám bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ còn thấp.

Giải pháp tháo gỡ

Trước thực trạng nêu trên, chúng ta cần có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, cải thiện tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của phụ nữ vùng DTTS, nhằm bảo đảm sức khỏe cho phụ nữ vùng DTTS ở nước ta hiện nay. Cụ thể như sau:

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào các DTTSS, đặc biệt là phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhằm cung cấp những kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Giúp họ thấy được tấm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ DTTS trước và sau sinh.

Cần tăng cường trang cấp các trang thiết bị y tế hiện đại cho các cơ sở y tế xã. Hiện nay, phần lớn các trạm y tế xã, thôn, bản đều không đảm bảo về mặt cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em trước và sau khi sinh cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ có chất lượng tốt hơn tại các trạm y tế là quan trọng và cần thiết nhất. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng tại xã có thể thực hiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ an toàn, hiệu quả, đúng thời điểm và công bằng dựa trên phong tục tập quán, giá trị văn hóa và mong muốn của các cộng đồng khác nhau.

Cần tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tại các trung tâm y tế xã, thôn, bản, thường xuyên tập huấn các kĩ năng khám, siêu âm, xét nghiệm máu cho phụ nữ. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ tại các vùng DTTS.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số là cánh tay nối dài của ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đã góp phần đưa chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Mô hình cô đỡ thôn bản cũng là sáng kiến của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng khó khăn. Cô đỡ thôn bản là người dân tộc thiểu số, được lựa chọn từ chính cộng đồng dân tộc tại địa phương. Họ được đào tạo về y tế để thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, tư vấn, phát hiện và chuyển tuyến kịp thời cho các bà mẹ mang thai có nguy cơ tai biến sản khoa; can thiệp làm mẹ an toàn, đỡ đẻ bằng "gói đẻ sạch" cho sản phụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn tồn tại tục lệ đẻ tại nhà, nhằm hạn chế các trường hợp tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sức khỏe sinh sảnẢnh hưởng của dinh dưỡng đến sức khỏe sinh sản

SKĐS - Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sự cân bằng nội tiết tố, do vậy ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Phụ nữ dự định có thai hoặc đang mang thai cần chú ý đến yếu tố dinh dưỡng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

3 Trường Hợp Được Hoàn Trả Tiền Đóng BHYT Ít Người Biết | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn