Giúp trẻ vệ sinh trong ngày 'đèn đỏ' khi đến trường

05-10-2023 10:00 | Y học 360

SKĐS - Tuổi dậy thì, việc xuất hiện "đèn đỏ" khiến trẻ rất lo lắng, ngại ngùng, bối rối. Chúng thường lúng túng khi xử lý tình huống mỗi khi đến tháng. Do vậy cha mẹ cần dạy trẻ cách chăm sóc cơ thể và vệ sinh vùng kín đúng cách để bảo vệ sức khỏe.

Trong những ngày đèn đỏ, người lớn cần hướng dẫn bé cách chăm sóc bản thân mình cẩn thận hơn những ngày khác. Những ngày này, máu ứ đọng lại trong vùng chậu và cơ quan sinh dục nhiều, vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong máu kinh.

Tuổi dậy thì, việc xuất hiện "đèn đỏ" khiến trẻ rất lo lắng, ngại ngùng, bối rối.

Tuổi dậy thì, việc xuất hiện "đèn đỏ" khiến trẻ rất lo lắng, ngại ngùng, bối rối.

Tầm quan trọng của vệ sinh vùng kín trong kỳ kinh nguyệt

Đối với bé gái, những ngày đèn đỏ, việc vệ sinh vùng kín có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng đến thể trạng cũng như sức khỏe. Nếu biết cách vệ sinh, chăm sóc "cô bé" sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh có khả năng ứ đọng nhiều trong vùng chậu và các cơ quan sinh dục. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong máu kinh. Thế nên, vệ sinh vùng kín trong kỳ kinh nguyệt giúp bạn bảo vệ sức khỏe vùng kín hiệu quả.

Ngoài ra, trong quá trình chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu ra liên tục suốt ngày đêm, đôi khi cả trong lúc nghỉ ngơi hoặc làm việc. Máu kinh thường không đông mà đọng lại trong âm đạo. Ngay cả khi đến âm hộ, chúng vẫn còn có thể đọng lại ở dây, làm cho bạn cảm giác khó chịu và ẩm ướt, ngứa ngáy. Không những vậy, trong khi đi tiểu hoặc đi ngoài có thể làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn đối với khu vực vùng kín.

Các việc cần làm khi "đèn đỏ"

Trong thời kỳ kinh nguyệt, vi khuẩn có thể di chuyển từ âm hộ, âm đạo và đi ngược lên tử cung, vòi trứng, gây ra các ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Do đó, vệ sinh vùng kín khi có kinh nguyệt quan trọng và cần thiết nhằm tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục.

Việc tắm giặt hằng ngày, vệ sinh vùng kín sau mỗi lần thay băng vệ sinh là việc làm hàng đầu, cần thiết nhất. Vì vậy, bé cần tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên hơn, trung bình từ 2 - 3 lần trong ngày. Khoảng 3 - 4 tiếng nên thay băng vệ sinh một lần, nhất là những ngày thứ nhất, thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, lưu ý không nên xối hay xịt nước quá sâu vào bên trong âm đạo. Sau đó dùng khăn sạch, lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới.

Cha mẹ cũng cần dạy con đề phòng và tránh các bệnh vùng kín như viêm nhiễm, khí hư có mùi… khi vệ sinh không sạch sẽ để các em biết. Tuy nhiên điều cần lưu ý là, trẻ mới lớn chưa cần thiết phải dùng đến các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi axit trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.

Nước sử dụng để rửa vùng kín phải sử dụng nước sạch. Không sử dụng các loại nước có khả năng gây nhiễm khuẩn cho vùng kín như nước ao, nước sông. Nên sử dụng vòi nước hoặc dòng nước chảy để rửa sạch. Không được sử dụng chậụ để ngâm vùng kín và rửa. Sau khi rửa, bạn cần chú ý làm sạch hoặc thấm khô vùng kín.

Ngoài ra, nên giữ cho quần lót luôn được khô thoáng. Nếu tiểu són hoặc tiểu chưa hết thì nên thay quần lót 2-3 lần/ngày. Không nên mặc quần lót ướt để tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn có hại có điều kiện phát triển.

Ở giai đoạn đầu mới dậy thì, kinh nguyệt xuất hiện chưa đều nên bố mẹ và bé chưa chuẩn bị đầy đủ.

Ở giai đoạn đầu mới dậy thì, kinh nguyệt xuất hiện chưa đều nên bố mẹ và bé chưa chuẩn bị đầy đủ.

Cách xử lý ngày "đèn đỏ" khi trẻ ở trường

Ở giai đoạn đầu mới dậy thì, kinh nguyệt xuất hiện chưa đều nên bố mẹ và bé chưa chuẩn bị đầy đủ. Hãy dạy trẻ rằng xuất hiện kinh nguyệt không phải là điều gì đó đáng xấu hổ, quan trọng là trẻ phải giữ được sự bình tĩnh.

Vậy nếu kinh nguyệt xuất hiện khi trẻ đang ở trường thì phải làm sao?

  • Các em nên làm việc nhẹ, đi lại nhẹ nhàng, không tập các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực.
  • Hãy thông báo với cô giáo hay cán bộ khi con quên không mang băng vệ sinh.
  • Luôn chuẩn bị 1 bộ quần áo dự phòng. Nếu không có sẵn quần áo, bạn hướng dẫn trẻ bình tĩnh dùng áo khoác để che đi vết bẩn hoặc gọi điện cho người thân mang quần áo đến.
  • Không nên đi xa, đi du lịch xa vì cơ thể dễ mệt mỏi. Nếu các em bị đau bụng khi có kinh thì cần phải nằm nghỉ ngơi, chườm ấm vùng bụng dưới.
  • Luôn để sẵn trong cặp trẻ một miếng băng vệ sinh và quần lót sạch. Dạy trẻ theo dõi các dấu hiệu khi có kinh.
  • Những cơn đau bụng kinh có thể khiến trẻ khó chịu, đặc biệt là khi trẻ ở trường. Bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau trước khi học. Đa phần, trẻ càng lớn thì các cơn đau này có xu hướng giảm bớt.

Tuy nhiên, dù trẻ rơi vào tình huống nào, bạn hãy giúp trẻ sẵn sàng để xử lý vấn đề này khi ở nhà hay ở trường.

Những thực phẩm nên và không nên dùng vào những ngày "đèn đỏ"

Ngoài việc vệ sinh và chăm sóc vùng kín thì chế độ ăn vào những ngày đến tháng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo và khuyên dùng. Như vậy bạn sẽ giúp con giảm được những khó chịu trong những ngày "đèn đỏ".

Thực phẩm nên dùng

  • Uống nhiều nước các loại.
  • Ăn nhiều trái cây như lê, táo, dứa,…
  • Bổ sung thêm loại rau lá xanh đậm - đây là những loại rau có chứa nhiều sắt, magie và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ.
  • Ăn thịt gà, cá. Trong thịt gà có chứa nhiều chất sắt và protein và axit béo Omega-3 rất tốt cho phụ nữ bị thiếu sắt trong "ngày đèn đỏ".
  • Sữa chua có nhiều probiotic rất tốt cho lợi khuẩn trong âm đạo, từ đó phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, thực phẩm này cũng có chứa nhiều magie canxi và nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm kiêng kỵ

  • Thức ăn cay, nóng.
  • Không nên ăn các loại đậu: đen, xanh, đỏ dễ gây đầy bụng.
  • Những loại thực phẩm chế biến sẵn luôn thịt nguội, xúc xích, phô mai, các loại sốt đóng hộp,… thường có nhiều natri khiến dễ bị giữ nước, đầy bụng và rất khó chịu, được khuyến cáo là không tốt cho sức khỏe "ngày đèn đỏ".
  • Những loại thực phẩm đã qua chiên rán cũng cần hạn chế.

Xem thêm video được quan tâm:

Không thể ăn uống, hơi thở có mùi nồng nặc người phụ nữ phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối.


BS. Nguyễn Chương
Ý kiến của bạn