Về bệnh sởi...
1. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Trên thế giới trước khi có vắc-xin, hàng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi.
Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai vắc-xin.
Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não... là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sẩy thai, đẻ non.
2. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?
Bệnh sởi do virut sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.
Virut sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.
Là bệnh lây nhiễm người - người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.
3. Có phải bị nhiễm virut sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?
Đúng. Không có trường hợp người lành mang virut.
Những người đã có miễn dịch với virut sởi do tiêm vắc-xin sởi trước đó hoặc đã từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa.
4. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?
Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.
Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là (1) trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc-xin (2) trẻ đã tiêm vắc-xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch (3) thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc tiêm vắc-xin trước đây. Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng tiêm vắc-xin sởi.
Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.
5. Bệnh có biểu hiện như thế nào?
Trong vòng 7 - 21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi.
Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên.
Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.
6. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp gì?
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh là phương pháp chính xác nhất. Cần lấy 3ml máu của bệnh nhân trong khoảng 28 ngày kể từ khi phát ban để tìm kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi.
Bên cạnh đó, có thể chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các thông tin tiếp xúc với nguồn lây.
7. Làm thế nào để phòng bệnh sởi?
Tiêm vắc-xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi.
Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người.
Và vaccin sởi
1. Có những loại vắc-xin sởi nào?
Hiện nay, trên thế giới có hàng chục loại vắc-xin sởi dưới dạng vắc-xin đơn hoặc vắc-xin phối hợp (sởi-Rubella hoặc sởi-quai bị-Rubella).
Hầu hết các vắc-xin được trình bày dưới dạng vắc-xin đông khô đi kèm với dung môi. Hiện nay, vắc-xin dạng xịt đang được nghiên cứu trên thế giới.
Các loại vắc-xin được sản xuất từ các chủng vắc-xin khác nhau, tuy nhiên đều thuộc týp sinh học A.
2. Tiêm vắc-xin sởi có tác dụng như thế nào?
Sau khi tiêm, vắc-xin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm virut sởi, bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và interferon.
3. Tiêm vắc-xin sởi có thể phòng được hoàn toàn không mắc bệnh sởi?
Cũng như các vắc-xin khác, tiêm vắc-xin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%.
Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch còn tùy thuộc vào tuổi tiêm vắc-xin, loại vắc-xin và tùy thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng vắc-xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.
4. Miễn dịch sau tiêm vắc-xin sởi có bền vững suốt đời?
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vắc-xin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.
5. Tại sao phải tiêm hai liều vắc-xin sởi?
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nếu tiêm vắc-xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc-xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc-xin...
Việc tiêm mũi thứ hai vắc-xin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc-xin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.
Tiêm mũi thứ hai không nhằm mục đích làm tăng hiệu giá kháng thể đối với những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch.
Chương trình TCMR Quốc gia Viện Vệ sinh dịch tễ TW
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Dịch sởi ở châu Âu và Mỹ do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng
- Hoạt hình ý nghĩa về bệnh sởi
- Người lớn chủ quan với bệnh sởi
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi như thế nào?
- Bức xúc trò trục lợi kiếm tiền từ dịch sởi
- Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y
- Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm
- Bộ Y tế quyết liệt khống chế bệnh sởi
- Sẽ có thuốc kháng virus chặn đứng bệnh sởi?
- Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng
- Chữa bệnh sởi bằng bài thuốc cổ truyền
- Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
- 57,4% số trẻ trong diện tiêm được tiêm phòng sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ