Sụt cân và suy dinh dưỡng
Sụt cân không chỉ ảnh hưởng tới tiên lượng bệnh mà còn liên quan tới giảm hoạt động chức năng và giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới liệu trình điều trị. Sụt cân trong khi xạ trị có thể làm mất tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp này.
Giảm thèm ăn
Nuốt khó là biểu hiện đặc hiệu ở người bệnh ung thư hạ họng - thực quản, có tới hơn 90% người bệnh ung thư hạ họng có biểu hiện này. Nuốt khó khiến cho người bệnh giảm cảm giác thèm ăn.
Tiêu chảy, buồn nôn và nôn
Tiêu chảy, nôn và buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp do một số loại hóa chất gây nên. Nếu không kiểm soát tốt, tiêu chảy có thể gây mất dịch, điện giải, suy dinh dưỡng và kéo dài thời gian điều trị.
Thực phẩm cho người bệnh ung thư hạ họng
Nên ăn gì?
Các loại bánh mềm, sữa và sữa chua
Có thể lựa chọn các loại bánh mềm như bánh bông lan, bánh gato kèm theo sữa tươi hoặc sữa chua để cung cấp chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh.
Trứng
Với hàm lượng protein cao, trứng là thực phẩm cần được ưu tiên. Để dễ dàng cho việc ăn uống, nên chế biến món cháo trứng hoặc súp trứng để giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn. Tuyệt đối không ăn trứng luộc vì nó sẽ khiến bệnh nhân bị nghẹn, và trứng rán nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho sức khỏe bệnh nhân.
Tinh bột
Các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, bột yến mạch được xay thành bột là những thực phẩm tốt cho người bệnh. Hoặc cũng có thể bổ sung tinh bột có trong các loại củ như khoai tây, khoai lang, sắn dây, củ từ, có thể ăn trực tiếp hoặc xay nhuyễn nấu thành các món súp, cháo bổ dưỡng.
Rau xanh và nước trái cây
Cần tăng cường bổ sung các loại rau củ quả giàu vitamin A, C, E như cà rốt, bí đỏ, cam, đu đủ… Với rau xanh, có thể xay nhuyễn nấu cùng cháo, còn trái cây có thể ép lấy nước. Cần tránh các loại nước ép quá chua như dứa, dâu tây, xoài… bởi chúng có thể gây kích ứng cổ họng, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
Không nên ăn gì?
Không nên ăn các thức ăn khô cứng như các loại ngũ cốc như hạt dẻ cười, hạt điều,…
Tránh ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê… Có thể bổ sung cho bệnh nhân protein từ các loại thịt trắng như thịt gia cầm, cá…
Đồ ăn chế biến dưới dạng nướng hoặc chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo như thịt nướng, thịt xông khói, xúc xích…, các loại thịt đóng hộp, đông lạnh…
Tránh ăn các loại ngũ cốc tinh chế, thực phẩm có chứa hạt tinh chế như bánh mì trắng. Không ăn nhiều ngũ cốc vào buổi sáng.
Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo và các đồ ăn nhanh.
Không ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Không ăn các đồ muối chua lên men như dưa muối, cà muối…
Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, đồ uống có ga.
Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Nguyên tắc ăn uống
Ăn thức ăn mềm, lỏng
Ưu tiên các thực phẩm nấu nhừ, chế biến dưới dạng mềm lỏng giúp bệnh nhân nhai nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh gây nên các tổn thương vùng hầu họng. Đối với những thực phẩm từ thịt, nên nghiền ra giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng nhẹ nhàng
Bệnh nhân cần hạn chế các đồ ăn có nhiều axit, cay nóng và đồ ăn có chứa nhiều gia vị. Thay vì cho nhiều gia vị vào đồ ăn, nên cho bệnh nhân ăn nhạt hơn và hạn chế đồ chiên xào.
Ăn chậm, uống chậm
Việc ăn chậm, uống chậm sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt sự đau đớn khi ăn và nuốt, cảm thấy dễ chịu hơn.
Chia nhỏ bữa ăn
Thay vì ăn 3 bữa như người bình thường, bệnh nhân mắc bệnh ung thư thực quản nên chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn trong ngày.
Tập hít thở sâu và chậm mỗi khi có cảm giác buồn nôn
Tư thế khi ăn của bệnh nhân cũng cần được lưu ý, nên ngồi thẳng lăng để giúp thực phẩm đi xuống dễ dàng hơn. Sau khi ăn không nên nằm luôn, nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 10-15 phút.
Xem thêm video đang được quan tâm
Hà Nội thiết lập Bệnh viện Dã chiến tại quận Hoàng Mai.