Giúp bạn trị tưa miệng

18-07-2015 11:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh tưa miệng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, lúc đầu thường xuất hiện ở niêm mạc có tính chất đỏ sẫm, sau đó xuất hiện các mảng trắng như sữa đóng cục lại, các mảng trắng dính chặt vào niêm mạc, cạo mảng trắng thấy niêm mạc đỏ và dễ rịn máu.

Hỏi: Tôi năm nay 55 tuổi và cáu bám chặt, đụng vào dễ chảy máu, lúc ở miệng, lúc ở lưỡi. Vậy tôi xin hỏi bệnh trên có phải là bệnh tưa miệng không hay là bệnh gì, cách điều trị và phòng bệnh ra sao?

(Lưu Thanh Bình - Tiền Giang)

Trả lời: Qua phần trình bày của anh trong thư, triệu chứng của anh phù hợp với triệu chứng của bệnh mà trong dân gian gọi bệnh tưa miệng hay đẹn trăng, trong y học gọi là bệnh vi nấm hạt men. Bệnh do vi nấm hạt men gây nên, thường nhất là nấm Candida Albican. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nam cũng như nữ và phân bố trên khắp thế giới.

Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, lúc đầu thường xuất hiện ở niêm mạc có tính chất đỏ sẫm, sau đó xuất hiện các mảng trắng như sữa đóng cục lại, các mãng trắng dính chặt vào niêm mạc, cạo mảng trắng thấy niêm mạc đỏ và dễ rịn máu. Sang thương có thể ở khắp niêm mạc miệng nhưng các vị trí chọn lọc là lưng lưỡi, mặt trong má, nướu, vòm miệng; trường hợp nặng có thể ở yết hầu. Bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh, trẻ lớn hay người lớn đều biểu hiện hình ảnh lâm sàng giống nhau.

Về điều trị, tại chỗ thường dùng Daktarin Oral Gel, đối với trẻ em 6 - 24 tháng tuổi dùng 1/4 muỗng lường x 4 lần/ngày, dùng ngón tay quấn gạc, rơ thuốc, với trẻ lớn và người lớn dùng nữa muỗng lường 4 lần trong ngày. Chú ý không nên nuốt thuốc ngay mà giữ càng lâu thì càng tốt, thời gian điều trị liên tục ít nhất 1tuần. Ngoài Daktarin Oral Gel, có thể dùng Nystatine uống hoặc thoa, với liều dùng cho người lớn 2 - 4 triệu đơn vị trong một ngày , đối với trẻ em lớn uống nữa liều người lớn, không nên dùng liều uống cho trẻ sinh, mà dùng dạng bột rơ miệng 1/2 gói x 2 lần/ngày.

Về phòng bệnh, loại bỏ các yếu tố thuận lợi như: tránh dùng kháng sinh bừa bãi, không lạm dụng corticoid, điều trị tích cực các bệnh làm giảm miễn dịch như đái tháo đường, lao…

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

 

 

 


Ý kiến của bạn