Hà Nội

Giữa mùa dịch COVID-19, xóm trọ nghèo đầy ắp nỗi lo

23-04-2020 16:22 | Thời sự
google news

SKĐS - Sáng nay, Sài Gòn dường như nhẹ nhàng hơn mọi ngày bởi hôm nay lệnh giãn cách xã hội đã được tháo dỡ. Mọi người chuẩn bị tinh thần để quay lại cuộc sống thường nhật. Thế nhưng, vẫn có một nơi mà dường như ai cũng đang quay quắt với bữa cơm từng ngày, đó là khu xóm trọ trên đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú. Nhiều người vẫn quen gọi đây là “xóm May” bởi hầu hết người thuê trọ ở đây đều làm nghề may – cái nghề vẫn chưa thể ổn định dù dịch COVID-19 phần nào có dấu hiệu tích cực hơn.


Gia đình chị Hằng (34 tuổi) – anh Hưng (35 tuổi) có lẽ là một trong những gia đình mới nhất trong xóm trọ này. Nói là mới chứ cũng cũng ngót nghét 7 năm kể từ khi hai vợ chồng dọn về đây. Lúc có con, anh chị dành dụm mua được ít đồ trong nhà, còn bây giờ thì chị Hằng muốn bán bớt vài thứ để có thêm chút tiền trang trải cuộc sống. Chị là công nhân may, từ sau Tết, khi dịch COVID-19 xuất hiện, thu nhập của chị giảm dần, bây giờ là thất nghiệp. Còn anh Hưng chồng chị thì nhu nhập giảm một nửa vì cửa hàng cắt còn 3 ngày làm việc một tuần. Chi tiêu của cả gia đình bây giờ phụ thuộc vào số ngày lương ít ỏi của anh nên mọi thứ được gói ghém hết mức.


Là mẹ của hai người con độ tuổi ăn học, chị Phạm Thị Lý đang ở trọ tại quận Tân Phú, TP.HCM cho biết: “Có ăn bữa nào, nhà tui mừng bữa đó. Mỗi ngày được 20-30 ngàn để ăn cho 4 người cũng là chuyện khó của nhà tui. Mấy tháng nay cả nhà chỉ ăn mì tôm”. Hằng ngày, chị Lý đi mua ve chai, chồng thì chạy xe ôm, cô con gái lớn đang học lớp 12 cũng tranh thủ đi giúp việc nhà để kiếm thêm. Từ khi có dịch COVID-19, cả nhà chị lâm vào cảnh thất nghiệp. Nhận được phần quà gồm sữa NutiFood và thực phẩm, chị Lý vui mừng nói: “Vậy là mấy đứa nhỏ có chất bổ rồi, lâu nay tụi nó ăn uống đạm bạc, bữa đực bữa cái, thấy xót lắm”.


Sau khung cửa, chị Diệu Nhung (42 tuổi) đang cặm cụi sửa đồ cho khách. Chị bảo: “Mình thì sao cũng được nhưng con đang tuổi ăn học, nên kiếm thêm đồng nào hay đồng đó. Thằng lớn năm sau là cuối cấp rồi”. Từ khi chị vào khu trọ này, cậu con trai đầu lòng vẫn chưa ra đời, vậy mà giờ đã vào lớp 11. Lúc có thêm một bé gái nữa cũng là lúc chị đơn thân gồng gánh nuôi con. Gần 18 năm thanh xuân ở đây, gắn bó với nghề may, buồn vui có đủ. Nhưng đợt dịch này, chị bảo vui vì được gần con, nhưng thực ra lo nhiều lắm. Lo nhất là mấy đứa nhỏ ăn uống sơ sài, có gì ăn đó, thiếu chất dinh dưỡng. Cũng may hôm nay được NutiFood tặng sữa cho con nên chị cũng thấy nhẹ nhõm phần nào.


Khui thùng sữa vừa được NutiFood tặng cho cháu,bà Nguyễn Thị Thanh phấn khởi vì đứa cháu nhỏ của bà nay có thêm sữa. Bà từ quê vào đây trông cháu để vợ chồng con trai yên tâm đi làm. Vậy mà đợt dịch COVID-19 này, con trai thất nghiệp, con dâu làm công nhân may cũng giảm phần lớn thu nhập. Thành ra, bà vô tình thành “gánh nặng”. Mọi chi tiêu đều phải tằn tiện hết mức có thể. Mẹ nào mà chẳng mong con mình ổn định nên giờ bà chỉ ước sao dịch qua nhanh, để bà trông cháu cho con trai đi làm.

Nặng lòng là vậy nhưng bà con xóm trọ May vẫn cảm thấy may mắn bởi họ vẫn nhận được sự sẻ chia của nhiều mạnh thường quân. Có lần được phát cơm trưa miễn phí, cũng có lần được tặng thùng mì, bao gạo. Còn hôm nay các con của họ được nhận sữa NutiFood và các thực phẩm thiết yếu từ chương trình “1 triệu ly sữa” do Trung ương Đoàn phát động. Những chai sữa đủ chất không chỉ là món quà thiết thực mà còn là cái tâm từ những chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood, giúp các cháu nhỏ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng trong mùa dịch.

Chương trình không chỉ dừng lại ở xóm may Lê Trọng Tấn mà sẽ được NutiFood lan tỏa đến nhiều khu vực khác ở TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên… từ 22/4 đến khi có công bố hết dịch COVID-19. Trong ngày đầu tiên 22.4, hơn 1.500 em thiếu nhi đã được chương trình tặng 13.440 ly sữa cùng những thực phẩm thiết yếu khác.

“Không ai bị bỏ lại phía sau” – Đó là tinh thần đầy nhân văn của chính phủ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Tinh thần ấy đã và đang được NutiFood hưởng ứng tích cực trong những tháng vừa qua với nhiều hoạt động thiết thực như hỗ trợ chi phí, tặng sản phẩm dinh dưỡng nhằm tăng cường dưỡng chất, sức đề kháng, miễn dịch cho các y bác sĩ bệnh viện tuyến đầu, các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại khu cách ly và canh giữ biên giới, tặng sữa Enplus Diamond và sữa Riso Opti Gold Colostrum cho các bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhi và gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Để sau này khi dịch qua đi, nụ cười và tình người sẽ còn ở lại mãi.


Ý kiến của bạn