Theo trang tin y học Medindia.net của Ấn Độ thì chính phủ nước này đã đồng ý với tiêu chuẩn quốc tế quy định mức độ thạch tín (arsenic) có trong gạo mà lâu nay người ta tình nghi gây bệnh ung thư nguy hiểm. Đây cũng là tiêu chuẩn đầu tiên của thế giới có liên quan đến hóa chất độc hại này.
Tiêu chuẩn nói trên đang được thảo luận tại Hội nghị thường niên của Codex Alimentarius Commission (CAC) tại Geneva (Thụy Sỹ). Theo quy định của CAC hay còn gọi là tiêu chuẩn Codex thì mức thạch tín tối đa có trong gạo là 0,02mg /1 kg gạo thương mại và gạo làm thực phẩm.
Theo ông Angelika Tritscher, điều phối viên và an toàn thực phẩm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đây là mức quy định tối đa thạch tín trong gạo nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Thạch tín có nhiều trong vỏ trái đất, nhất là trường hợp tưới tiêu bằng nguồn nước giếng khoan, do ô nhiễm môi trường công nghiệp, trong đó nồng độ thạch tín có trong gạo của khu vực châu Á rất cao, nhất là ở Bawngladesh. Ngoài ra còn có ở các nước khác như Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Nếu tiếp xúc dài kỳ với thạch tín có thể làm gia tăng bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, gây phá hủy hệ thần kinh và não bộ.
Tiêu chuẩn nói trên sẽ được áp dụng cho 186 quốc gia của WHO và FAO sau khi được thống nhất và thông qua.
Khắc Nam (Theo MD)