Giòi điều trị vết thương, những khám phá mới

25-03-2016 19:00 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Các nhà khoa học Đại học Quốc gia Bắc Carolina, Mỹ đang khôi phục một liệu pháp chữa trị vết thương trong thế kỷ 18 đến thế kỷ 21. Họ đã biến đổi gen của những con giòi tiết ra một loại kích thích tố tăng trưởng để tăng cường hiệu quả chữa trị đồng thời chúng làm sạch vết thương của con người.

Từng có thời kỳ, bác sĩ sử dụng ấu trùng của nhặng xanh có tên khoa học Lucilia sericata để chữa bệnh. Loại ròi này ăn mô chết và để lại mô sống. Thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh giòi không giảm được thời gian chữa trị. Tuy nhiên, những con ròi được biến đổi gen thế hệ mới có thể thay đổi điều đó.

Tiểu huyết cầu của con người có yếu tố tăng trưởng BB là một dạng phân tử truyền tín hiệu khi áp dụng tế bào sẽ làm cho chúng nhân lên nhanh chóng. Yếu tố này cũng chứng minh giúp ích trong điều trị vết thương. Một số nhà nghiên cứu khác đã sử dụng côn trùng để sản sinh và tiết ra kích thích tố tăng trưởng như ở người, tuy nhiên chưa có ai thử kỹ thuật này đối với giòi.

Các nhà khoa học Mỹ đã cho biến đổi gen của những con ròi tiết ra một loại kích thích tố tăng trưởng để tăng cường hiệu quả chữa trị đồng thời chúng làm sạch vết thương của con người

Các nhà khoa học Bắc Carolina đã tạo ra 2 “nhóm” giòi. Một nhóm được tạo ra để sản sinh kích thích tố tăng trưởng như ở người, nếu nhưng con giòi được ấp nhiệt lên đến 37 độ C. Nhóm còn lại tiết ra kích thích tố tăng trưởng, nếu chúng dudowcj nuôi dưỡng bằng một chế độ dinh dưỡng không bao gồm kháng sinh tetracycline.

Nhóm ròi được ấp nhiệt tiết ra kích thích tố tăng trưởng như ở người, tuy nhiên kích thích tố không bao giờ ra khỏi cơ thể của giòi. Chúng không tiết ra cũng không bài tiết các phân tử. Tuy nhiên, nhóm giòi không có tetracycline sản sinh ra kích thích tố tăng trưởng trong các chất bài tiết của chúng.

Mặc dù, những con giòi chưa được thử nghiệm để chữa lành vết thương trong thực tế, các nhà nghiên cứu hy vọng chúng có thể hoạt động như một chất tẩy rửa vết thương và thuốc, do đó có thể giảm thời gian điều trị. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường, những người bị lở loét kéo dài ở chân và tay có thể hưởng lợi từ phương pháp này.

Giáo sư Max Scott cho biết: “Phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường sống ở quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, cho nên họ ít có cơ hội tiếp cận với phương pháp điều trị đắt tiền. Chúng tôi nhận thấy đây là một công trình nghiên cứu đã chúng minh tính khả thi để phát triển ấu trùng trong tương lai tiết ra kích thích tố tăng trường và peptit kháng khuẩn”.

Ông phân tích mục tiêu lâu dài là phát triển một phương pháp điều trị vết thương có giá thành thấp nhưng hiệu quả để cứu bệnh nhân không bị cắt chi và những tác hại khác từ bệnh tiểu đường.


Trúc Quỳnh (Theo News Sky)
Ý kiến của bạn