Hà Nội

Giờ đi ngủ lý tưởng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim bạn cần biết

04-10-2022 17:08 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Một nghiên cứu mới, được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu - Sức khỏe Kỹ thuật số, một tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) tiết lộ giờ đi ngủ lý tưởng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nó sẽ vào khoảng 10-11 giờ tối.

Ngủ sớm vào buổi tối giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Tiến sĩ David Plans, một nhà nghiên cứu tại Đại học Exeter, Anh, giải thích: "Cơ thể có một đồng hồ 24 giờ bên trong, được gọi là nhịp sinh học, giúp điều chỉnh hoạt động thể chất và tinh thần của cơ thể". 

"Mặc dù chúng tôi không thể kết luận mối liên hệ nhân quả từ nghiên cứu của mình, nhưng kết quả cho thấy rằng việc đi ngủ sớm hơn hoặc muộn hơn có thể có nhiều khả năng làm rối loạn đồng hồ sinh học, gây hậu quả bất lợi cho sức khỏe tim mạch", Tiến sĩ David Plans khẳng định.

Nghiên cứu của ông xem xét mối liên quan giữa cơn buồn ngủ được đo lường khách quan và nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm 88.026 người lớn tham gia vào Ngân hàng Biobank của Anh, trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010. Độ tuổi trung bình của những người tham gia là 61, và 58% trong số họ là phụ nữ. 

Dữ liệu về thời gian đi vào giấc ngủ và thức dậy được đo trong 7 ngày, sử dụng gia tốc kế cổ tay. Những người tham gia đã hoàn thành các bảng câu hỏi khác nhau (nhân khẩu học, lối sống, sức khỏe) và được theo dõi theo thời gian để chẩn đoán các bệnh tim có thể xảy ra như nhồi máu, suy tim, bệnh tim, đột quỵ, v.v.. Nghiên cứu cho thấy đi ngủ sớm sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

Giờ đi ngủ lý tưởng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim bạn cần biết - Ảnh 1.

Nên đi ngủ lúc 10-11h tối để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Nguy cơ bệnh tim tăng 25% khi ngủ sau nửa đêm

Trong thời gian theo dõi khoảng 5,7 năm, 3.172 người tham gia, khoảng 3,6% đã phát triển bệnh tim mạch. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim cao nhất ở những người ngủ vào lúc nửa đêm hoặc muộn hơn, và thấp nhất ở những người ngủ trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 11 giờ tối.

So với việc ngủ trong khoảng thời gian "lý tưởng" này, nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 25% nếu ngủ vào lúc nửa đêm hoặc muộn hơn. Trong khi đó, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ cao hơn 12% nếu ngủ trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến nửa đêm và cao hơn 24% nếu ngủ trước 10 giờ tối.

"Mặc dù kết quả không cho thấy mối quan hệ nhân quả, nhưng thời gian ngủ nói trên cho thấy một phán đoán rằng thời gian ngủ có thể là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn về bệnh tim và độc lập với các yếu tố nguy cơ khác . Nếu phát hiện của chúng tôi được xác nhận trong các nghiên cứu sâu hơn, thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có thể là một mục tiêu y tế chi phí thấp để giảm nguy cơ bệnh tim ", Tiến sĩ Plans kết luận.

Các biện pháp cải thiện giấc ngủ không dùng thuốcCác biện pháp cải thiện giấc ngủ không dùng thuốc

SKĐS - Khi bị mất ngủ, người ta thường hay nghĩ đến thuốc ngủ. Tuy nhiên, thuốc ngủ chỉ nên dùng 1 thời gian ngắn không quá 4 tuần. Vậy phải làm gì đối với chứng mất ngủ mà không cần thuốc ngủ.


Ths. BSNT. Phan Vũ Nghĩa Lộc
Bệnh viện Européen Georges Pompidou, Paris, Pháp
Ý kiến của bạn