Hà Nội

Giáo viên và bệnh nghề nghiệp

27-12-2013 08:30 | Tin nóng y tế
google news

Giảm thị lực, đau lưng, đau nhức xương khớp, viêm họng, ho, khản tiếng, viêm phế quản, lao phổi… là nguy cơ bệnh tật mà vì tính chất công việc, giáo viên có thể mắc phải.

Giảm thị lực, đau lưng, đau nhức xương khớp, viêm họng, ho, khản tiếng, viêm phế quản, lao phổi… là nguy cơ bệnh tật mà vì tính chất công việc, giáo viên có thể mắc phải.

* Làm thế nào để phòng một số bệnh đường hô hấp thường gặp ở thầy cô giáo?

- Hít phải bụi thường xuyên, giáo viên có nguy cơ viêm đường hô hấp, viêm phổi gây sốt, ho, từ đó có thể chuyển sang lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Để phòng bệnh đường hô hấp, cần vệ sinh phòng học sạch bụi, thoáng mát. Nếu cần lau chùi, nên dùng miếng lau ẩm để hạn chế bụi. Cần làm sạch mũi, họng bằng nước muối sinh lý 0,9% vào sáng và tối trước khi ngủ. Nâng cao thể lực bằng ăn uống thức ăn giàu đạm để tạo máu, tạo kháng thể như: cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh, trái cây. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính, uống thêm 2 lần sữa giàu năng lượng, giàu calci, sắt, kẽm, vitamin nhóm B, A, D… sẽ giúp tăng cường sức khỏe.

 

* Thầy cô giáo giảng bài nhiều thường bị đau rát họng, phải làm sao?

-  Giáo viên là nghề phải nói nhiều. Khi lên lớp, cần chú ý điều tiết giọng nói, nói vừa đủ nghe, nói từ từ, tránh la hét vì sẽ làm dây thanh âm bị căng ra, bị nóng lên dẫn đến viêm đau họng, khản tiếng, viêm phế quản, ho, có đờm. Khi thấy họng khô, nên uống vài ngụm nước chín hoặc nước chanh muối càng tốt, sau giờ lên lớp nên ngậm chanh ngâm với mật ong giúp hạn chế những tình trạng trên.

 

* Làm thế nào để giảm mệt mỏi, đau nhức xương khớp khi đứng lớp?

- Để giúp cho cơ thể bớt mệt mỏi, đau nhức xương khớp, khi lên lớp nên đi giày đế bằng, chọn loại êm, nâng nhẹ bàn chân, khi đứng hoặc khi di chuyển sẽ ít đau nhức các khớp. Lúc giảng bài, thỉnh thoảng nên ngồi xuống ghế để giảm bớt sức chịu đựng của đôi chân, hoặc đi lại thật nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể. Trong ngày, nên uống ít nhất 2 lần sữa giàu calci, đạm và các khoáng vi lượng, giúp cơ thể nhận đủ vitamin và khoáng chất sẽ bớt mệt mỏi và xương khớp chắc khỏe, ít bị đau nhức.

 

* Việc giảng dạy với cường độ cao đôi khi gây căng thẳng cho các thầy cô giáo, làm gì  để giảm tình trạng này?

- Nếu thấy tinh thần căng thẳng, nên bước ra hành lang lớp học, hít một hơi thật sâu, thật dài rồi thở ra từ từ để cơ thể nhận được nhiều oxy, đó là liều thuốc  bổ cho não, giúp não minh mẫn và tinh thần sảng khoái, có thể hát khe khẽ sẽ giảm căng thẳng, buổi tối uống 1 ly sữa nóng trước ngủ sẽ giúp ngủ tốt, ngủ sâu, hồi phục thể lực sau một ngày dài làm việc căng thẳng.

 

Theo SGGP

 


Ý kiến của bạn