Giáo sư khuyên học sinh giỏi nên theo ngành Vật lý bởi tiềm năng tương lai rộng mở

14-04-2025 20:24 | Xã hội
google news

SKĐS - Cơ học lượng tử (Vật lý) hiện đại mở ra hàng loạt ứng dụng đột phá trong nhiều lĩnh vực công nghệ – từ điện tử, máy tính, truyền thông cho đến y sinh học và trí tuệ nhân tạo...

Da điện tử có thể cảm nhận nhiệt độ và kích thích cơ họcDa điện tử có thể cảm nhận nhiệt độ và kích thích cơ học

SKĐS - Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH) đã phát triển một loại da ion-điện tử đa phương thức giúp phân biệt nhiệt độ với các kích thích cơ học. Da điện tử có thể phát hiện các chuyển động khác nhau và có thể áp dụng trong các lĩnh vực bao gồm cảm biến nhiệt độ và da người.

Sáng ngày 14/4, Trung tâm Dữ liệu và Thông tin khoa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp Hội Vật lý Việt Nam tổ chức bài giảng đại chúng: "Sự ra đời của cơ học lượng tử và ứng dụng".

Năm 2025 đánh dấu tròn 100 năm cơ học lượng tử chính thức hình thành như một ngành khoa học độc lập. Một thế kỷ đã trôi qua, nhưng cơ học lượng tử vẫn không ngừng chứng minh sức sống mạnh mẽ và vai trò then chốt của mình trong nền khoa học hiện đại. Cơ học lượng tử là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của khoa học hiện đại. 

Giáo sư khuyên học sinh giỏi nên theo ngành Vật lý bởi tiềm năng tương lai rộng mở- Ảnh 2.

GS.TS Nguyễn Quang Liêm, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

Từ những khám phá ban đầu ở thế kỷ XX đến nay, cơ học lượng tử không chỉ làm thay đổi nền tảng nhận thức của nhân loại về thế giới vi mô, mà còn mở ra hàng loạt ứng dụng đột phá trong nhiều lĩnh vực công nghệ – từ điện tử, máy tính, truyền thông cho đến y sinh học và trí tuệ nhân tạo.

Phát biểu tại sự kiện, GS.TS Nguyễn Quang Liêm, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam cho biết, Hội Vật lý Việt Nam luôn khuyến khích học sinh giỏi của các trường phổ thông theo học ngành Vật lý và Khoa học Công nghệ. Đây là công việc tương đối mới của các nhà Vật lý nhưng cũng là công việc của Hội. 

"Trong nhiều năm với suy nghĩ là Vật lý khó, Khoa học Công nghệ khó nên số lượng học sinh giỏi của các trường sẽ chọn những ngành dễ tìm việc làm và có thu nhập cao hơn. Nhưng hiện nay, nền tảng để phát triển Khoa học Công nghệ, Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế thì ngành Vật lý đóng vai trò quan trọng. Đây sẽ là ngành có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai", GS.TS Nguyễn Quang Liêm cho hay.

Ông cho biết, trong những năm gần đây, Hội Vật lý Việt Nam tích cực và chú trọng đối tượng là trường chuyên, để thu hút và truyền cảm hứng cho các em học sinh hiểu thế nào về Vật lý, thế nào là Khoa học Công nghệ, ý nghĩa của Vật lý đối với sự đóng góp và phát triển của đất nước.

Giáo sư khuyên học sinh giỏi nên theo ngành Vật lý bởi tiềm năng tương lai rộng mở- Ảnh 3.

GS.TS Đào Tiến Khoa, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam trình bày bài giảng đại chúng.

Trong bài giảng của mình, GS.TS. Đào Tiến Khoa, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã trình bày bài giảng có chủ đề "Khởi đầu của cơ học lượng tử, hệ thức bất định, hiệu ứng xuyên hầm và nguyên lý Pauli". Bài giảng đã giúp độc giả hiểu hơn về các tên tuối lớn của nền vật lý hiện đại, gắn liền với những phát minh nền tảng đưa tới sự hình thành cơ học lượng tử, qua đó giúp người nghe có thể nhập môn dễ dàng vào cơ sở của vật lý lượng tử. 

Ở bài giảng thứ hai với tựa đề "Vật lý lượng tử của thế kỷ 21: Từ máy tính và thông tin lượng tử đến các hệ sinh dược học phân tử", GS.TS Nguyễn Thế Toàn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội mang đến cho người nghe các thông tin về một số vấn đề có tính nền tảng và có tính triết lý gắn với các khái niệm mới và các nguyên lý mới như tính hiện thực lượng tử, tính bất định, tính phi định xứ, khác hẳn với các nguyên lý cổ điển. 

GS Nguyễn Thế Toàn cũng nói về những ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau, từ tính toán và máy tính lượng tử đến chế tạo dược phẩm và các ứng dụng trong Y- Lý Sinh mà tác giả có nhiều kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây.

Chia sẻ những kinh nghiệm "Từ nghiên cứu cơ bản tới thiết kế các linh kiện lượng tử", GS.TS. Đỗ Vân Nam, Trường ĐH Phenikaa tập trung nói về quá trình theo thời gian mà nhân loại đã trải qua, đi từ những nghiên cứu cơ bản ban đầu, qua những nghiên cứu đột phá trong thuyết lượng tử được ứng dụng ngay vào cuộc sống như: Khám phá về bán dẫn và thiết kế chế tạo các linh kiện điện tử được ứng dụng và có mặt trong hầu hết các máy móc, thiết bị trong cuộc sống đời thường hiện nay.

Giải Nobel Vật lý 2022 tôn vinh các nghiên cứu về lĩnh vực lượng tửGiải Nobel Vật lý 2022 tôn vinh các nghiên cứu về lĩnh vực lượng tử

Giải Nobel Vật lý 2022 thuộc về 3 nhà khoa học Alain Aspect (Pháp), John F. Clauser (Mỹ) và Anton Zeilinger (Áo) với các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực lượng tử.


Tô Hội
Ý kiến của bạn