Cây chay thường sống ở các vùng núi cao của Việt Nam
Tại hội thảo hợp tác KH&CN Việt Nam- Italia lần thứ nhất, có một cây thuốc quý của Việt Nam đã được nhắc tới, đó chính là cây chay, tên khoa học là Artocarpus, có tiềm năng trong điều trị bệnh xương khớp và một số bệnh ung thư. GS.Domenico Delfino, chuyên ngành dược học từ Trường Đại học Perugia của Italia đã tỏ ra rất bất ngờ khi ông đã đích thân thực hiện các thử nghiệm về loài cây này trên động vật ở Italia và cho thấy chân của chúng đã lành lại sau khi được dùng thuốc.
Cây chay dùng để chữa bệnh là các cây lớn 7-8m, sống ở vùng núi cao của Việt Nam. Có đến 5 loài Artocarpus, thường sống ở chùa chiền, miếu,… và cây chay thường được đồng bào dân tộc thiểu số trồng rộng rãi.
Tiềm năng chữa bệnh của cây chay (Artocarpus)
“Sau khi biết được thông tin về cây thuốc chữa bệnh này từ GS. Trần Văn Sung, chúng tôi đã có thử nghiệm. Sau khi chiết xuất từ cây đó, chúng tôi đã dùng thí nghiệm trên động vật, chân bị thương của chúng đã khỏe lại bình thường. Cây chay có tác dụng chữa bệnh viêm khớp. Cây chay chứa chất tonkinensis có tác dụng tốt chữa bệnh về khớp. Cây thực vật chứa thành phần cơ bản có thể được sử dụng chế tạo thuốc. ”, GS.Domenico Delfino chia sẻ.
"Kết hợp y học cổ truyền và y học phương tây: Chiết xuất cây thuốc và thảo mộc Việt Nam để điều trị bệnh tự miễn và ung thư" là dự án hợp tác giữa Trường Đại học Perugia (Italia) với Viện KH&CN Việt Nam.
Cây chay trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam đã được các thầy lang và nhân dân dùng để chữa bệnh viêm khớp, đau lưng, phong thể thấp, viêm đại tràng,.... Theo GS. Domenico, các chiết xuất từ rễ và lá của cây chay có tác dụng chống viêm, giảm viêm khớp, có thể ức chế sự phát triển của tế bào T, tiêu diệt u lympho, trị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, ung thư gan, ung thư dạ dày. Có thể chiết xuất các thành phần quý từ rễ và lá của loài cây này để điều chế thành thuốc.
Nghiên cứu của Đại học Perugia (Italia) cho thấy chiết xuất từ cây chay có tiềm năng chữa viêm khớp và một số bệnh ung thư
GS. Trần Văn Sung, người từng lấy bằng tiến sĩ ở Trường ĐH Martin-Luter của Đức, hiện đang công tác tại Viện Hóa học, Viện KH&CN Việt Nam cho biết: “Trải qua 11 năm nghiên cứu hợp tác về loài cây này, chúng tôi đã công bố báo cáo đầu tiên về hoạt động liên quan tới loài cây này ở một số nước khác. Chúng tôi đã gửi báo cáo mẫu, cây mẫu cho GS. Domenico, kết quả nghiên cứu rất thú vị. Lần đầu tiên sau kết nối đó, chúng tôi có quan hệ thân mật, chặt chẽ hơn. Kết quả khá là hứa hẹn. GS. Domenico thậm chí còn muốn mở rộng nghiên cứu cho các loài cây YHCT khác của Việt Nam. Đây là dự án, ý tưởng đầy hứa hẹn. Đối với các nhà khoa học Việt Nam và Italia, đây là điểm then chốt cho quan hệ hợp tác của chúng ta. Những kiến thức, di sản về quan hệ hợp tác trong công nghệ hiện đại sẽ là cơ hội hợp tác cho các nhà khoa học.”
GS. Domenico Delfino và GS. Trần Văn Sung trình bày về tiềm năng chữa bệnh của cây chay tại Hội thảo KH&CN Việt Nam-Italia lần thứ nhất (21/11/2017).
Hợp tác Việt Nam-Italia: Kết hợp giữa YHCT và y học hiện đại trong điều trị bệnh
Theo GS. Domenico, kết hợp y học cổ truyền và y học phương Tây có thể mang lại nhiều triển vọng, đặc biệt đối với một số bài thuốc điều trị bệnh ung thư và tự miễn từ Việt Nam.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), y học cổ truyền (YHCT) là các kiến thức, kỹ năng, và cách thực hành dựa trên lý thuyết, tín ngưỡng, và kinh nghiệm của nền văn hóa bản địa để duy trì sức khỏe và phòng ngừa, chẩn đoán hay điều trị các bệnh thể chất hoặc tinh thần.
Nhìn lại lịch sử ngành dược học, vào năm 1929, phát minh ra thuốc penicillin của Fleming đã mở đường cho sự phát triển ra ngành dược học. Sau đó, khái niệm YHCT ở phương Tây đã bị mai một. Thế giới của dược học hiện đại đã chiếm lĩnh với sự phát triển của ngành dược học, có 2 bác sĩ người Italia đã được ghi danh là Marcello Mastroianni và Vittorio De Sica.
Thế giới phương Tây và phương Đông vẫn có thể kết hợp với nhau hay không? Một bên là YHCT với thuốc cây lá, bài thuốc dân gian với bên kia là y học hiện đại: thuốc hóa học, tây y, viên, tuýp….Hai thế giới đó có đối lập nhau không? Trong công trình đoạt giải thưởng Nobel y học của bác sĩ người Trung Quốc, người ta đã chiết xuất Artemisia annua bằng công nghệ vi sinh để làm ra viên thuốc. Đó là dược học hiện đại đã chiết xuất cây thuốc dân gian để trị bệnh sốt rét. Một loài cây, qua chiết xuất, thành viên thuốc, nó từ thuốc cổ truyền thành thuốc tây y, nó đã cứu sống hàng triệu người. Như vậy ý tưởng kết hợp cả hai nền YHCT và phương Tây rất tiềm năng.
Theo GS. Domenico, các loài cây 15-20 năm có tác dụng tốt để điều chế thuốc. Nhiều thuốc hiệu quả chữa bệnh nặng như bệnh hen suyễn. Ông còn khám phá tiềm năng của những loài cây y học bổ sung như dacricarpus để chữa ung thư qua tìm hiểu với GS. Thu Thủy. Italia và Việt Nam có thể kết hợp tinh hoa nền YHCT của Việt Nam với y học phương Tây của Italia trong công nghệ sinh học, vi sinh để bào chế thuốc chữa bệnh tiềm năng.
Italia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu trong trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường
*Tiềm năng ứng dụng cây thuốc cổ truyền Việt Nam trong chiết xuất, bào chế dược liệu điều trị bệnh tự miễn và bệnh ung thư giữa ĐH Perugia (Italia) với Viện KH&CN Việt Nam.
* Nghiên cứu ứng dụng cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường: trong đó có hạn chế bệnh đạo ôn ở cây lúa. Nghiên cứu vi sinh vật ở cây lúa giúp giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu. Ở Italia cũng trồng lúa nhưng chỉ một vụ, từ tháng 5-tháng 9.
* Nghiên cứu Tiềm năng của điện năng lượng mặt trời: năng lượng xanh giảm phát thải nhà kính ở VN.
* Công nghệ 5G trong điện thoại di động và mạng internet.