Giao lưu trực tuyến: Xây dựng nền công nghiệp chế biến dược liệu đủ mạnh để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao

08-11-2023 09:00 | Sức khỏe TV

SKĐS - Báo Điện tử Sức khỏe & Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề "Xây dựng nền công nghiệp chế biến dược liệu đủ mạnh để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao".

Chương trình được phát trực tiếp trên Báo Điện tử Suckhoedoisong.vn.

Đang giao lưu trực tuyến: Xây dựng nền công nghiệp chế biến dược liệu đủ mạnh để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao - Ảnh 1.

Chương trình giao lưu trực tuyến "Xây dựng nền công nghiệp chế biến dược liệu đủ mạnh để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao".

Theo điều tra về nguồn gene dược liệu, Việt Nam có 5117 loài, trong đó có nhiều loại dược liệu quý, hiếm. Bên cạnh đó, nước ta còn có nền y học cổ truyền lâu đời và kho tài nguyên tri thức của 54 dân tộc với những cách chế biến và sử dụng dược liệu rất khác nhau.

Đây là kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm dược liệu có chất lượng làm nguyên liệu cho việc sản xuất thuốc cổ truyền, các sản phẩm chăm sóc bảo vệ sức khỏe hay hóa mỹ phẩm…

Hơn nữa, trong Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Chính phủ phê duyệt tháng 3 năm 2021 nhấn mạnh việc phát triển dược liệu và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 xây dựng được 08 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên. Xây dựng được 02 - 05 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng khai thác hoặc vùng trồng có 01 - 02 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).

Đến năm 2045, Việt Nam có thuốc phát minh từ nguồn dược liệu đặc hữu được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền; phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD.

Đang giao lưu trực tuyến: Xây dựng nền công nghiệp chế biến dược liệu đủ mạnh để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao - Ảnh 2.

Toàn cảnh chương trình giao lưu trực tuyến.

Như vậy, ngành chế biến dược liệu có hậu thuẫn rất lớn từ chủ trương chính sách của Nhà nước đến nguyên liệu sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kỹ thuật thu hái, bảo quản, sơ chế và ứng dụng công nghệ trong chế biến dược liệu còn hạn chế, nhất là tại các vùng sản xuất nhỏ, sản xuất nông hộ… do người dân chủ yếu làm theo kinh nghiệm.

Do đó, để thực hiện được mục tiêu Việt Nam có thuốc phát minh từ nguồn dược liệu đặc hữu vào năm 2045, ngành công nghiệp chế biến dược liệu cần có những bứt phá mạnh mẽ từ thu hái, sơ chế đến chế biến với nguồn nhân lực, nhà xưởng đáp ứng đủ yêu cầu và công nghệ thái, cắt, sấy cải tiến….

Nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về vai trò của công nghiệp chế biến dược liệu trong việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, sử dụng làm thuốc y học cổ truyền hoặc nguyên liệu sản xuất thuốc dược liệu chăm sóc sức khỏe, hóa mỹ phẩm… Báo Sức khỏe $ Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Xây dựng nền công nghiệp chế biến dược liệu đủ mạnh để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao".

Khách mời tham gia chương trình:

photo-1698298024926

PGS. TS. Lê Văn Truyền - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế.

photo-1698298025845

TS. Phan Thúy Hiền - Phó Viện trưởng Viện Dược liệu.

photo-1698298026361

DS. Lê Xuân Kỳ - Giám đốc Nghiên cứu & Sản xuất - Nhà máy dược phẩm Công nghệ cao CVI Pharma thuộc Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: toasoan@suckhoedoisong.vn

Hoặc gọi theo số 0933138115 trực tiếp đặt câu hỏi với các chuyên gia trong thời gian diễn ra chương trình.

Báo Điện tử Sức khỏe & Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn PGS. TS. Lê Văn Truyền - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; TS. Phan Thúy Hiền - Phó Viện trưởng Viện Dược liệu; DS. Lê Xuân Kỳ - Giám đốc Nghiên cứu & Sản xuất - Nhà máy dược phẩm Công nghệ cao CVI Pharma thuộc Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI đã nhận lời tham gia chương trình.

Chương trình do Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế thực hiện.

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Lên trên
Báo SKĐS
Ý kiến của bạn