Giao lưu trực tuyến: Chiến lược và các chính sách phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam

30-10-2023 14:00 | Sức khỏe TV

SKĐS - Báo Điện tử Sức khỏe & Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề "Chiến lược và các chính sách phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam".

Chương trình được phát trực tiếp trên Báo Điện tử Suckhoedoisong.vn.

Giao lưu trực tuyến: Chiến lược và các chính sách phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam - Ảnh 1.

Các khách mời tham gia chương trình Giao lưu trực tuyến "Chiến lược và các chính sách phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam".

Dược liệu được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, nguyên liệu sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc, hóa mỹ phẩm...

Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc, dược liệu quý, hiếm.

Theo thống kê của Viện Dược liệu, Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Nhiều loài dược liệu quý về công dụng chữa bệnh lẫn giá trị về mặt kinh tế.

Hàng năm tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế ở Việt Nam ước tính 100.0000 tấn với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Trong khi đó theo WHO có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc sử dụng thuốc, các sản phẩm từ dược liệu cũng là một xu hướng của thế giới hiện nay.

Việt Nam có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi, nông thôn, mà còn có thể xuất khẩu đóng góp tăng trưởng GDP cho nền kinh tế quốc gia.

Giao lưu trực tuyến: Chiến lược và các chính sách phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam - Ảnh 2.

Các khách mời giao lưu trực tuyến cùng độc giả Báo Sức khỏe & Đời sống.

Để đưa dược liệu của Việt Nam thành thế mạnh, cần xây dựng nền công nghiệp chế biến dược liệu đủ mạnh để sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt; xây dựng thói quen "Người Việt dùng thuốc Việt"; có chính sách hợp lý nhằm thu hút các nhà đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu…

Việc hoàn thiện chiến lược và các chính sách phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam là một khâu quan trọng trong công tác phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam. Vậy làm thế nào để hoàn thiện chiến lược và các chính sách phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam là trăn trở của các nhà quản lý, sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng, chế biến dược liệu…

Nhằm mang đến những thông tin bổ ích về vấn đề này, Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục quản lý Y Dược cổ truyền - Bộ Y tế tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề "Chiến lược và các chính sách phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam".

Khách mời tham gia chương trình:

Giao lưu trực tuyến: "Chiến lược và các chính sách phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam" - Ảnh 2.

TS. Trần Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế.

Giao lưu trực tuyến: "Chiến lược và các chính sách phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam" - Ảnh 3.

PGS.TS. Phạm Thanh Huyền – Giám đốc Trung tâm Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu

Giao lưu trực tuyến: "Chiến lược và các chính sách phát triển dược liệu thế mạnh của Việt Nam" - Ảnh 4.

Ông Vũ Hòa – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo và phát triển địa phương, Giám đốc chiến lược Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Thái Hưng (thảo dược An Thái Hưng).

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: toasoan@suckhoedoisong.vn

Hoặc gọi theo số 0933138115 trực tiếp đặt câu hỏi với các chuyên gia trong thời gian diễn ra chương trình.

Báo Điện tử Sức khỏe & Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn TS. Trần Minh Ngọc - Phó Cục trưởng Cục quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế; PGS.TS. Phạm Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm Tài nguyên dược liệu, Viện Dược liệu; ông Vũ Hòa - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo và phát triển địa phương, Giám đốc chiến lược Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Thái Hưng (thảo dược An Thái Hưng) đã nhận lời tham gia chương trình.

Chương trình do Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế thực hiện.

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Lên trên
Báo SKĐS
Ý kiến của bạn