Giãn phế quản có nguy hiểm?
Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?
Trong những trường hợp rất nặng, sự giãn nở đường thở xảy ra ở cả hai phổi, ảnh hưởng lớn đến sự hô hấp. Ngoài ra, sự giãn nở này còn gây khó khăn cho việc đưa những chất tiết (đờm, chất nhầy) từ đường hô hấp dưới lên trên. Những chất tiết dính này là nơi cư trú lý tưởng cho sự sống và phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Điều này dẫn đến nhiễm khuẩn, gây hại thêm đường hô hấp và làm giãn phế quản nhiều hơn. Chính vì thế đây là một vòng luẩn quẩn của bệnh giãn phế quản. Cũng giống như các bệnh phổi khác, giãn phế quản chiếm tỷ lệ người mắc phải khá cao.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn phế quản có thể gây ổ giãn phế quản lan rộng, bội nhiễm tái phát, áp xe phổi, mủ phổi, khí phế thũng, ho lẫn máu, ộc ra máu gây tắc nghẽn đường thở, suy tim trầm trọng làm người bệnh khó thở dẫn tới tử vong nhanh.
Làm cách nào nhận biết?
Triệu chứng thông thường nhất của giãn phế quản là ho, mà thường là có đờm. Thỉnh thoảng cơn ho có thể trở nên nghiêm trọng hơn và bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, mệt mỏi, đờm bị biến đổi về màu và về số lượng. Khi điều này xảy ra thì được gọi là đợt kịch phát của bệnh giãn phế quản.
Ho nhiều sẽ dẫn đến giãn phế quản.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Thở gấp, hụt hơi hoặc khó thở, sụt cân không chủ ý, ho ra máu, tức ngực hoặc đau thắt ngực... Các triệu chứng này thường phát triển trong nhiều năm và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bệnh nhân giãn phế quản thường có biểu hiện khạc đờm, đặc biệt là vào buổi sáng. Tuy nhiên có người mắc bệnh giãn phế quản thể khô không khạc đờm.
Mặc dù giãn phế quản không thể hồi phục được, tuy nhiên nó có thể điều trị được để giảm triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của các triệu chứng và giúp ngăn chặn vòng luẩn quẩn của việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
Phòng bệnh có khó?
Khi đã mắc bệnh giãn phế quản thì việc điều trị khá tốn kém và phức tạp, vì vậy cần dự phòng để tránh mắc bệnh là rất cần thiết.
Trước hết cần tiêm vac-xin phòng ngừa bệnh cảm cúm, vì khi bị cảm cúm, sức đề kháng của cơ thể giảm sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng và đường hô hấp mà hậu quả là bị giãn phế quản. Đối với trẻ em, cần tiêm phòng đầy đủ các mũi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh: Lao, sởi, bạch hầu, ho gà bởi nếu trẻ mắc các bệnh này rất dễ bị giãn phế quản lúc trưởng thành.
Khi bị các bệnh bẩm sinh hay mắc phải như: Polyp phế quản, dị vật đường thở, khối u lành tính hoặc ác tính ở phổi, lao sơ nhiễm, ápxe phổi, viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính, nhiễm khuẩn tai mũi họng... cần phải điều trị khỏi hẳn, có như thế mới tránh di chứng là nguyên nhân gây giãn phế quản sau này.
Đối với người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với hóa chất dễ bay hơi cần phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như đeo khẩu trang, đeo kính hoặc mặt nạ phòng độc.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đeo khẩu trang khi ra đường hay ở nơi công cộng, để tránh lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp, ngăn chặn hậu quả giãn phế quản.
Giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm lạnh, phòng ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, ẩm thấp...
Ths. Nguyễn Thu Hiền
-
Từ LIỆT NỬA NGƯỜI sau tai biến đến đi lại bình thường, bí quyết của người đàn ông này cực ĐƠN GIẢN
-
Trút bỏ nỗi lo đặt stent do hẹp mạch vành, thiếu máu tim với cách này
-
Nam giới SINH LÝ KÉM, cơ thể suy nhược, tiểu đêm lâu năm phải làm sao?
-
Run tay chân không rõ nguyên nhân - vẫn có cách giảm run hiệu quả
Giãn phế quản
-
Những thói quen giúp ngăn ngừa mụn
-
Bài thuốc chữa vàng da
-
Vụ nữ sinh bị sát hại ở Điện Biên: Thủ tướng yêu cầu trừng trị với hình phạt nghiêm khắc nhất
-
Thợ cắt tóc Hà Nội cắt miễn phí kiểu đầu của 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên
- Thuốc chuyển đổi giới tính có thể gây hại cho tim
- Dự báo nguy cơ tim mạch qua khả năng chống đẩy của nam giới
- Trợ lý của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Việt Nam
- Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều: an ninh, an toàn đặt lên hàng đầu
- Cầu thủ Quế Ngọc Hải: Cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của những người đã hiến máu vì cộng đồng
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Da kề da được thực hiện tại BVĐK Quốc Tế Thu Cúc như thế nào?
Hầu hết nữ giới đều từng đau bụng dưới hoặc vùng chậu ở một thời điểm nào đó trong đời. Có những trường hợp không nguy hiểm nhưng có những nguyên nhân gây đau bụng dưới mà chị em không thể xem nhẹ.
- Xử lý viêm xoang không triệt để: coi chừng rước họa vào thân!
- 72 giờ vàng sữa non sau sinh - Mẹ tuyệt đối đừng bỏ lỡ
-
Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
SKĐS - Hiện nay, số trường hợp mắc ung thư miệng đang gia tăng ở một số quốc gia như Anh, Mỹ... Các yếu tố nguy cơ được biết đến gây bệnh lý nguy hiểm này bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm virut papilloma (HPV), nhai trầu... - Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khám miễn phí vô sinh, hiếm muộn cho hàng nghìn lượt người tại BV Bưu điện
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa
- Giấc mơ trường sinh bất lão và liều thuốc bất tử