Hà Nội

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô

16-06-2022 14:11 | Xã hội

SKĐS - Có những đối tượng còn cử người theo dõi hoạt động của lực lượng chức năng để báo cho các phương tiện vi phạm tải trọng biết và né tránh bị kiểm tra…

Vấn nạn xe quá khổ, quá tải ở Thủ đô bao giờ mới chấm dứt?Vấn nạn xe quá khổ, quá tải ở Thủ đô bao giờ mới chấm dứt?

SKĐS - Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến các phương tiện chở quá tải trọng gây nhức nhối dư luận. Thế nhưng, tại Thủ đô Hà Nội, tình trạng này vẫn tái diễn khiến người tham gia giao thông bất an.

Sau khi Báo Sức khỏe & Đời sống đăng tải các bài viết: Vấn nạn xe quá khổ, quá tải ở Thủ đô bao giờ mới chấm dứt? (ngày 7/6/2022) và Xe quá khổ, quá tải "đại náo" các tuyến đường Hà Nội về đêm (ngày 13/6/2022), Thường trực Ban An toàn Giao thông TP Hà Nội đã có văn bản gửi Công an thành phố, Thanh tra Sở GTVT và UBND các quận, huyện kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm tải trọng phương tiện giao thông.

Theo Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội, dù đơn vị đã tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nhưng các lái xe, chủ xe hay doanh nghiệp vận tải thường lợi dụng sự phân mỏng của lực lượng chức năng để vi phạm. Thậm chí, có những đối tượng còn cử người theo dõi hoạt động của cơ quan chức năng để báo cho các phương tiện vi phạm biết để né tránh hay dừng hoạt động tại tuyến đường đơn vị kiểm tra.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 2.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 3.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 4.

Nhiều đợt cao điểm xử lý nhằm dẹp bỏ vấn nạn xe quá tải, cơi nới thùng trái quy định được tổ chức nhưng chưa thể dứt điểm. Ảnh Đội CSGT đường bộ số 12 (Phòng CSGT TP Hà Nội) xử lý vi phạm xe quá tải.

Chiều 15/6, ghi nhận tại tổ công tác thuộc Đội CSGT đường bộ số 12 (Phòng CSGT TP Hà Nội) cho thấy, rất nhiều phương tiện có dấu hiệu cơi nới thành thùng và chở quá tải trọng cho phép hoạt động trên tuyến Quốc lộ 21A (đoạn gần ngã tư Xuân Mai, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ).

Được biết, khu vực giao nhau giữa tuyến Quốc lộ 21A và Quốc lộ 6 thường xuyên xuất hiện xe quá khổ, quá tải lưu thông. Điều này được lý giải là do đây là tuyến đường gần các mỏ khai thác, các nhà máy, xí nghiệp lớn nên những phương tiện chở vật liệu, chất thải xây dựng hoạt động rầm rộ cả ngày lẫn đêm. Trong đó có không ít phương tiện vi phạm về tải trọng ngang nhiên lưu thông bất chất sự xuất hiện của lực lượng chức năng.

Đáng chú ý, trong quá trình tổ công tác thực hiện nhiệm vụ, một số phương tiện có dấu hiệu quá tải, quá khổ mặc dù đã được các cán bộ thuộc Đội CSGT số 12 yêu cầu dừng xe để kiểm tra nhưng không chấp hành hiệu lệnh, cố ý tăng tốc độ, bấm còi inh ỏi và luồn lách qua các phương tiện đang lưu thông khác để bỏ chạy.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 5.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 6.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 7.

Khi bị lực lượng CSGT kiểm tra, các tài xế xe tải liên tục nhắn tin, gọi điện thoại để nhờ sự giúp đỡ của “bên thứ ba”.

Đối với một vài trường hợp, ngay cả khi đã dừng xe theo yêu cầu của lực lượng chức năng nhiều tài xế vẫn chọn cách cố thủ trong buồng lái, gọi điện thoại cho "người thân" để cầu cứu. Việc này khiến công tác xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn, mất thời gian và thiếu hiệu quả khi cả ngày công tác chỉ xử lý được số ít trường hợp.

Trong chiều 15/6, tổ công tác đã tiến hành kiểm tra và xử lý 3 xe mang BKS: 29H – 414.61; 29C – 455.03; 29H – 799.87 vi phạm các lỗi chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện. Tất cả những trường hợp này đều bị lập biên bản, tịch thu giấy tờ và cưỡng chế dỡ phần hàng quá tải.

Cụ thể, phương tiện mang BKS 29H – 799.87 sau quá trình kiểm tra phát hiện trọng tải trên xe vượt quá 24,7% so với khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở theo đăng kiểm xe. Trong khi đó, phương tiện mang BKS 29C – 455.03 chở hàng hóa vượt quá tải trọng 49%. Đặc biệt đáng chú ý, xe mang BSK 29H – 414.61 đã chở vật liệu xây dựng vượt 100% khối lượng tải trọng được phép vận chuyển.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 8.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 9.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 10.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam mới đây đã chỉ đạo lực lượng TTGT sử dụng thiết bị ghi hình phạt nguội xe cơi thùng, quá tải nhưng thực tế nhiều phương tiện cố tình làm mờ biển số.

Sau khi tổ công tác xử lý một số trường hợp vi phạm, trên tuyến đường Quốc lộ 21A đoạn có chốt kiểm soát của lực lượng chức năng gần như không ghi nhận thêm trường hợp có dấu hiệu cơi nới thành thùng xe, chở có ngọn. Điều này trái ngược hoàn toàn với thời gian trước khi lực lượng chức năng có mặt.

Nhận thấy điều bất thường, phóng viên di chuyển ra xa điểm chốt trực của Đội CSGT số 12 thì bắt gặp nhiều xe có dấu hiệu chở quá tải trọng đã né tránh lực lượng chức năng bằng cách di chuyển qua tuyến đường khác.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 11.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 12.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 13.

Gian nan xử lý xe quá khổ, quá tải ở thủ đô - Ảnh 14.

Các phương tiện có dấu hiệu chở quá khổ, quá tải ngang nhiên di chuyển gần chốt kiểm tra của tổ công tác CSGT...

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thuật, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 12 cho biết: "Hiện nay có nhiều hội nhóm được lập ra để báo chốt nên chỉ cần một người bị xử lý, các phương tiện khác sẽ lẩn trốn. Trong khi đó, lực lượng chức năng mỏng, địa bàn quản lí rộng kết hợp với tuyến Quốc lộ 21A dài và có nhiều lối nhỏ thông ra các tuyến đường lớn khiến việc kiểm tra, xử lý tất cả các trường hợp vi phạm là vô cùng khó khăn".

Các chuyên gia cho rằng, việc vi phạm chở quá tải không phải ngẫu nhiên mà là cố ý, vì nó đem lại lợi ích cho một số người. Vấn đề nằm ở chỗ, lợi ích chỉ một số ít người được hưởng nhưng cả xã hội phải chịu hậu quả của việc đường hư hỏng do xe quá tải gây ra.

TS. Nguyễn Xuân Thủy – Chuyên gia giao thông nhận định, gốc rễ của xe quá tải chính là vấn đề lợi nhuận. Bởi lợi nhuận từ việc cơi nới thành thùng để chở quá tải khá cao, trong khi mất ít chi phí cải tạo, do đó, nhiều chủ xe và tài xế biết là rõ vi phạm nhưng vẫn bất chấp pháp luật.

"Người ta phá luật để tìm ra lợi nhuận cao nhất. Nhất là các xí nghiệp vận tải tư nhân thường cố gắng nới thùng xe, chở quá tải càng nhiều càng tốt. Quá trình lưu thông thì tìm cách trốn tránh các cơ quan chức năng, né các trạm cân", TS. Nguyễn Xuân Thủy nói.

Mối họa mà xe tự ý cơi nới thành thùng để chở quá tải gây ra không chỉ nằm ở việc tàn phá kết cấu hạ tầng giao thông mà còn trực tiếp đe dọa sức khỏe, tính mạng của những người tham gia giao thông. Việc tự ý thay đổi kết cấu sẽ ảnh hưởng lớn tới vị trí trọng tâm xe, do đó, khi phanh gấp hoặc vào cua ở những nơi có bán kính nhỏ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.

Báo Sức khỏe & Đời sống sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bộ GTVT kiến nghị tịch thu xe quá tải trọng 20%Bộ GTVT kiến nghị tịch thu xe quá tải trọng 20%

SKĐS - Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề xử lý xe tải vượt tải, gây xuống cấp nghiêm trọng các tuyến đường giao thông, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, sẽ tiến tới tịch thu xe quá tải trọng 20%.

Thành Long
Ý kiến của bạn