Giàn khoan Nan Hai Jiu Hao nằm trong thềm lục địa của Trung Quốc 50-60 hải lý thuộc phía Nam đảo Hải Nam, cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý
Trang web của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17-6 thông báo từ ngày 18 đến 20-6 Trung Quốc đưa giàn khoan Nan Hai Jiu Hao (Nam Hải số 9) vào biển Đông. Theo đó, giàn khoan này sẽ sẽ được tàu lai dắt kéo từ toạ độ 17 độ 38 phút vĩ Bắc - 110 độ 12 phút 3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14 phút 6 vĩ Bắc - 109 độ 31 phút kinh Đông trên biển Đông, với tốc độ 4 hải lý/giờ.
Chiều 19-6, trao đổi với Báo Người Lao Động, đại tá Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng CSB Việt Nam - cho biết CSB Việt Nam đã nắm được thông tin về giàn khoan thứ hai này của Trung Quốc và đang tiến hành theo dõi rất sát những động thái cũng như việc di chuyển của giàn khoan.
"Nếu đúng như thông tin Cục Hải sự Trung Quốc thông báo thì tọa độ này nằm ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và là nơi giữa ta và Trung Quốc đang bàn vòng 5 để phân định. Giàn khoan thứ hai này nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50 - 60 hải lý, nằm ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa và thuộc phía nam Du Lâm thuộc đảo Hải Nam, cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý. Như vậy, việc Trung Quốc kéo giàn khoan ra khu vực này là bình thường. Chúng tôi cũng đang tiến hành theo dõi rất sát hướng di chuyển của giàn khoan số 9" - đại tá Ngô Ngọc Thu khẳng định.
Chiều cùng ngày, Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết trong ngày, Trung Quốc duy trì khoảng 106-115 tàu các loại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trong đó có 37-39 tàu hải cảnh, 12-14 tàu vận tải, 17-19 tàu kéo, 35-38 tàu cá, 5 tàu quân sự để bảo vệ giàn khoan. Theo quan sát, vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 không có sự dịch chuyển.
Trong ngày, các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển đã cơ động vào cách giàn khoan 9-10 hải lý để tiếp tục đấu tranh, tuyên truyền và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu kéo của Trung Quốc thường xuyên bám sát, chủ động ngăn cản, ép hướng, ngăn chặn quyết liệt, áp sát tàu kiểm ngư, cảnh sát biển ở khoảng cách chỉ từ 50-200 m. Các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển vẫn kiên trì bám trụ, cơ động vòng tránh.
Các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam vẫn tổ chức đánh bắt trên ngư trường truyền thống, kết hợp với tuyên truyền đấu tranh ở phía Tây Nam giàn khoan, cách giàn khoan 37-41 hải lý. Ở gần khu vực ngư dân ta đánh bắt cá có khoảng 35-38 tàu cá được sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102, 44608 tiến hành dàn hàng ngang, ngăn cản, chặn hướng và ép các tàu cá của Việt Nam ra xa không cho hoạt động ở gần giàn khoan.
"Dưới sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, tàu cá của nước ta vẫn bám sát ngư trường đánh bắt cá và hỗ trợ nhau đảm bảo an toàn" - Cục Kiểm ngư cho biết.
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc