Hà Nội

Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng

09-08-2018 15:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến về đường tiêu hóa ở nước ta. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường mắc nhiều ở những người trưởng thành. Bệnh rất cần được phát hiện sớm và có phương pháp đẩy lùi triệt để trước khi bệnh gây nguy hiểm cho cơ thể và đặc biệt chính là việc gây nên bệnh ung thư dạ dày, tá tràng, đây là một trong những biến chứng nguy hiểm mà loét dạ dày tá tràng có thể gây nên.

Theo y học cổ truyền các triệu chứng mô tả trong bệnh loét dạ dày, hành tá tràng thuộc phàm trù vị thống, nếu kết hợp có xuất huyết, đại tiện bí kết thì thuộc về phạm vi huyết chứng, phúc thống…Chứng vị thống  thì trong y văn cổ còn gọi là vị quản thống.

Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày – cách đẩy lùi viêm loét dạ dày tá tràng

- Do ăn không đúng bữa, không đúng giờ giấc, vừa ăn vừa làm việc.

- Ăn quá nhanh, ăn khuya quá nhiều khiến dạ dày phải co bóp mạnh làm tan các thức ăn chưa nhuyễn và không được nghỉ ngơi vào ban đêm.

- Ăn quá nóng, quá lạnh liên tục.

- Ăn uống không hợp vệ sinh.

- Uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy trong dạ dày khiến dạ dày bị viêm, loét và xuất huyết.

- Hút thuốc lá quá nhiều gây co thắt mạch máu làm giảm sự cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày.

- Do vi khuẩn Helicobacter pylory: Helicobacter pylori được xem là nguyên nhân chứng viêm loét dạ dày hàng đầu. Sau khi xâm nhập cơ thể qua đường ăn uống như nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, nguồn nước…,Helicobacter pylori sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tại đây chúng tiết ra những chất làm kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn đồng thời làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Do đó niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày.

- Cơ thể đang bị một số bệnh: Nếu bạn bị suy thận cũng rất dễ bị viêm dạ dày do u rê máu tăng cao, hoặc bị các bệnh nhiễm khuẩn như cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn cũng dễ dẫn đến viêm dạ dày.

- Tinh thần không thoải mái, stress kéo dài, thức quá khuya.

- Thường xuyên dùng kháng sinh và giảm đau: Trong những sản phẩm này có chứa thành phần làm tổn thương niêm mạc dạ dày, nếu bạn sử dụng trong khi bụng đói lại càng nguy hiểm đến dạ dày hơn.

- Các biện pháp đẩy lùi bệnh ung thư như xạ trị liệu, hóa trị liệu: Có thể dẫn đến viêm, loét thậm chí xuất huyết dạ dày và các biến chứng khác.

Nguyên nhân theo đông y

– Lục dâm xâm nhập: Bệnh thường khởi phát vào mùa thu đông và đông xuân, thời tiết hay thay đổi là yếu tố thuận lợi cho tà khí của lục dâm như hàn tà, thấp tà dễ gây bệnh. Hàn tà tính ngưng trệ, thấp tà tính dính nhờn hoặc lâu ngày uất hóa nhiệt đều có thể gây hàn thấp nhiệt tà uất tích làm trở trệ khí cơ gây tổn thương vị, đường vận hành khí của vị bị trở trệ làm vị khí bất hòa gây nên bệnh

– Bệnh tà trở lạc: Bao gồm các loại sản vật bệnh lý được sinh ra như đàm ứ, thấp trệ gây trở trệ vị lạc, đồng thời lại kết hợp với ăn uống không điều độ, ăn uống quá nhiều chất đạm, mỡ, nóng lạnh…đều làm cho trung khí trở trệ, vị khí bất hòa gây bệnh.

– Tình chí thất điều: Cáu gắt, giận dữ làm cho can khí uất kết, sơ tiết thất thường, đường vận hành khí bị trở trệ dẫn đến hoành nghịch phạm vị làm vị mất hòa giáng gây nên bệnh.

– Chính khí hư suy: Bẩm tố bất túc hoặc lao thương quá độ hoặc tỳ vị bị tổn thương lâu ngày hoặc thận dương bất túc làm rối loạn công năng ôn ấm…đều là nguyên nhân gây nên bệnh.

Một số dấu hiệu bệnh – cách đẩy lùi viêm loét dạ dày tá tràng

– Đau vùng thượng vị: Vùng thượng vị là vùng giữa rốn và mũi xương ức. Hiện tượng đau âm ỉ, dữ dội hoặc cảm giác đau, rát bỏng.

– Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Người bị viêm loét dạ dày khiến người bệnh dễ chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra còn dễ tăng tiết acid, lượng acid dư thừa này khi trào ngược lên phần thực quản sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác chua ở miệng.

– Rối loạn tiêu hóa: Quá trình tiêu hóa ở người bị viêm loét dạ dày bị gián đoạn do niêm mạc dạ dày đang bị viêm loét. Bệnh nhân có thể bị táo bón, đi ngoài phân sống, tiêu chảy… Những triệu chứng như vậy gây mệt mỏi cho người bệnh

– Buồn nôn, nôn: Cảm giác buồn nôn, nôn khan, nôn hơi, nôn ra thức ăn hoặc nôn ra máu

– Giảm cân và chán ăn: Giảm cân và chán ăn bởi cảm giác đau âm ỉ, gây stress cho người bệnh. Ngoài ra, loét dạ dày tá tràng làm cho người bệnh tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng kém nên có thể gây ra thiếu một số chất dinh dưỡng như sắt, các loại vitamin tan trong nước như vitamin C

– Chảy máu dạ dày: Nôn ra máu hoặc dịch nôn có lẫn máu và thức ăn, đi ngoài phân đen.

– Tinh thần mệt mỏi: Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ…có thể đi kèm với các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn…

Loại bỏ viêm loét dạ dày tá tràng đúng phương pháp như thế nào?

Nguyên tắc đẩy lùi theo y học cổ truyền là: Lấy pháp đẩy lùi theo biện chứng thể bệnh, kết hợp với lý khí hòa vị chỉ thống. Thời kỳ sớm của bệnh thì dùng pháp sơ can lý khí thanh nhiệt chỉ thống. Giai đoạn sau của bệnh thì dùng pháp kiện tỳ dưỡng vị hoạt huyết sinh cơ.

Trong dân gian vẫn truyền lại bài chữa loét dạ dày tá tràng với các thành phần vị chủ là lá khôi, khổ sâm và bồ công anh.

Trong đó:

Lá khôi có tác dụng: tiêu viêm giảm đau, trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét, giúp liền sẹo và vết thương, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng.
Lá khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát khuẩn, có công dụng loại bỏ ung nhọt, lở loét, đi ngoài ra máu, viêm loét dạ dày, tá tràng, đau bụng, tiêu hóa kém.

Bồ Công Anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu thũng, đẩy lùi các bệnh ung nhọt, lở loét, viêm dạ dày-tá tràng, viêm gan,…

>>CHI TIẾT SẢN PHẨM<<

Siro PQA An dạ dày đẩy lùi viêm loét dạ dày tá tràng

Theo y học cổ truyền, đây là kinh nghiệm được ứng dụng từ nhiều năm tại các vùng núi cao thuộc tỉnh Thanh Hóa để đẩy lùi các bệnh về dạ dày dựa trên kinh nghiệm của một vùng dân tộc, được phối hợp dùng thêm vị thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, vào kinh can và có tác dụng khử phong thấp, lợi tiểu, giải độc, được dùng để loại bỏ dạ dày.

Các loại thảo dược này được chiết xuất và kết hợp cùng nhau trong Siro đẩy lùi bệnh dạ dày. Sản phẩm có tác dụng bổ tỳ dưỡng vị, điều hòa khí huyết, loại bỏ tận gốc viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mạn tính kinh niên.

Trong khi một số sản phẩm dược chỉ có tác dụng bao vết loét khi lớp bao bọc mất đi sẽ lại bị đau lại, thì sản phẩm dựa theo bài dân gian trên hoạt động theo cơ chế bóc vết loét ra, rồi giúp tiêu viêm, tiêu ung, tiêu độc ngay tại vết loét giúp đẩy lùi bệnh tận gốc.

Đừng ngần ngại hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới tổng đài của Dược phẩm PQA

1800 6845 nếu như bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. PQA luôn đồng hành cùng bạn.

Xem Video chia sẻ của bệnh nhân đã khỏi bệnh TẠI ĐÂY

Số GPQC: 00759/2018/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn