Giám đốc WHO: Sẽ không còn dịch Ebola từ cuối năm 2015
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Chan cảnh báo dịch Ebola có thể trở lại trong tháng tới, song vẫn sẽ có dấu hiệu khả quan cho Guinea, Liberia và Sierra. Bà Chan cho biết đầu năm 2016, tình hình 3 nước Tây Phi này sẽ không còn ảm đạm dưới bóng Ebola nữa.
“Nếu cường độ kiểm soát và theo dõi dịch như hiện tại được duy trì, virus bệnh có thể bị đánh bại hoàn toàn trong cuối năm nay”, bà Chan trình bày trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, bà Chan nói: “Điều này có nghĩa rằng bệnh sẽ ở mức số không và chỉ ở mức số không”.

Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 11.300 người thiệt mạng vì đợt bùng phát dịch Ebola từ cuối năm 2013, vốn bắt đầu ở Guinea rồi lan đến Sierra Leone và Liberia.
Liberia, quốc gia chịu nặng nề nhất vì dịch bệnh, nay đã tuyên bố hoàn toàn thoát khỏi dịch bệnh từ tháng 5. Song tháng qua nước này thông báo 6 trường hợp bị nhiễm. Điều này dấy lên quan ngại dịch Ebola vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn ở đây.
Theo báo cáo của bà Chan, những trường hợp báo nhiễm mới tại Liberia đã được ứng biến kịp thời. Hiện nay chỉ còn trung bình 3 trường hợp một tuần mắc Ebola ở Guinea và Sierra Leone trong vòng 2 tuần qua.

Điều này cho thấy dấu hiệu khả quan và hiệu quả của công tác đẩy lùi dịch bệnh ở Tây Phi, bà Chan cho biết.
Cũng trong đầu tháng qua, nhóm cứu trợ y tế Bác sĩ Không Biên giới (MSF) cảnh báo dịch Ebola chưa hoàn toàn bị đẩy lùi.
“Dịch Ebola còn lâu mới nằm trong vòng kiểm soát”, người đứng đầu MSF Joanne Liu cho biết.
Các nhân viên y tế vẫn ghi nhận nhiều người còn mắc bệnh hàng tuần. Dịch bệnh vẫn xuất hiện ở những khu vực cộng đồng mới và các thi thể nhiễm bệnh được chôn bí mật. Theo bài viết của bà Liu trên Tạp chí Nature, đây chính là nguyên nhân chính khiến bệnh lây lan từ người bệnh sang người thường qua việc tiếp xúc dịch tiết.
Phía bà Chan cũng cảnh báo về “lỗi ý thức chủ quan trong an ninh”, tức bà cho rằng một trường hợp bệnh không được phát hiện cũng thổi bùng đợt phát dịch mới. Bà Chan nhấn mạnh 13.000 người sống sót sau khi nhiễm bệnh hiện đang phải chiến đấu với những hệ lụy phức tạp như khiếm thị và nhưng cơn đau thể xác.
(Theo Pháp luật TP HCM)
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Người bệnh viêm đại tràng mạn tính tránh ăn gì?