Hà Nội

Giám đốc BV Nhi Trung ương tư vấn cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà

PGS.TS Trần Minh Điển

PGS.TS Trần Minh Điển

Giám đốc BV Nhi Trung ương

23-02-2022 16:54 | Sức khỏe TV
google news

SKĐS - Nhiệt độ tăng nhanh trong thời gian ngắn khiến trẻ từ 2 - 6 tuổi có nguy cơ co giật. Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ cách xử trí co giật do trẻ sốt cao khi điều trị COVID-19 tại nhà.

Khi phát hiện trẻ nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19, cha mẹ cần bình tĩnh xác định mức độ bệnh của con.

Nếu trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ thì việc điều trị tại nhà là chìa khóa giúp trẻ được chăm sóc tốt từ gia đình, ít ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và hạn chế tình trạng quá tải y tế không cần thiết. Nguy cơ lây nhiễm virus, bệnh khác từ bệnh viện cũng được giảm bớt.

Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương tư vấn cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà.

1. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ

Đây là nhóm trẻ mà vai trò của các bà mẹ vô cùng quan trọng trong việc trực tiếp chăm sóc và theo dõi trẻ sát sao.

- Ngoài các cách hạ sốt, PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương lưu ý cha mẹ cần cho trẻ uống nước thường, nước điện giải. Những biểu hiện mất nước như tiểu ít, nước tiểu vàng, đậm đặc, môi khô.

Nước điện giải cần pha đúng liều lượng. Sau khi cho con uống, cha mẹ theo dõi cả ngày và đêm, sau bù nước mà tiểu nhiều, trong hơn, môi không khô thì có thể yên tâm.

Cách thức uống uống: 15 – 20 phút/ lần, mỗi lần vài thìa.

- Cho trẻ bú và ăn nhẹ nhàng, chia nhỏ và nhiều hơn các cữ bú và bữa ăn. Không ép trẻ ăn nhiều một lúc, để trẻ dễ hấp thụ hơn.

"Không uống quá nhiều nước cam, nước quả nguy cơ gây nôn, đầy bụng"- chuyên gia Trần Minh Điển lưu ý nếu trẻ ho có thể sử dụng các loại siro ho thảo dược để giảm triệu chứng.

- Trẻ không cần đưa đến viện nếu cha mẹ đảm bảo theo dõi sát trẻ chơi ngoan không, ăn bú đầy đủ và có đáp ứng với thuốc hạ sốt, giảm sốt trẻ tỉnh táo. Các điều kiện trên đây tiến triển tốt trong 24 – 48 giờ thì có thể tiếp tục chăm sóc bé tại nhà.

VIDEO: Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương tư vấn cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà  - Ảnh 3.

Cho trẻ sơ sinh bú mẹ chia thành nhiều cữ nhỏ và theo dõi sát sao biểu hiện của con để kịp thời hạ sốt, bù nước (Ảnh: Internet)

2. Lưu ý khi trẻ 2-6 tuổi mắc COVID-19 bị co giật do sốt cao

- Nhóm trẻ lớn, đã đi học có khả năng tự bảo vệ và nói ra triệu chứng, cảm nhận cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên cha mẹ vẫn cần đặc biệt chú ý cần đánh giá sốt cả thời điểm ngày và đêm, cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C, theo dõi biến chuyển trong 4 tới 6 giờ liên tục bằng cách đo nhiệt độ.

- Ở nhóm trẻ từ 2 đến 6 tuổi khi sốt cao có thể có nguy cơ co giật khi nhiệt độ tăng nhanh trong thời gian ngắn.

Nếu trẻ có hiện tượng co giật:

  • Cha mẹ phải thực sự bình tĩnh, gọi thêm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
  • Đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng cứng, ngửa nhẹ đầu và nghiêng đầu sang một bên;
  • Không đưa bất cứ thứ gì vào miệng trẻ để tránh gây tình trạng tụt lưỡi hoặc khó thở;
  • Không vội vàng ôm chầm lấy trẻ hay bế dựng trẻ lên.

Cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, cặp nhiệt độ, cho trẻ hạ sốt bằng thuốc đặt đường hậu môn.

Lấy khăn ấm lau chườm cổ, nách, bẹn và tiếp tục theo dõi tình trạng của trẻ, thông thường cơn co giật do sốt cao đơn thuần chỉ diễn ra trong vòng khoảng 1-2 phút.

Nếu sau đó môi và tứ chi của bé ấm, hồng bình thường thì chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm.

VIDEO: Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương tư vấn cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà  - Ảnh 4.

Phụ huynh cần hết sức bình tĩnh và lưu ý về những hướng dẫn xử trí khi trẻ sốt cao co giật (Ảnh: Internet)

3. Nếu trẻ có biểu hiện nặng hơn và kéo dài, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất

Hầu hết trẻ có thể tự hồi phục sau 1 – 2 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh tình diễn biến nặng, cần được can thiệp y tế ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Khi con có bất cứ biểu hiện bất thường nào ngoài triệu chứng thông thường, cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Đặc biệt, với những trẻ có bệnh nền như: đẻ non cân nặng thấp, bệnh phổi mạn, hen, ung thư, bệnh thận mạn, ghép tạng, đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh huyết học, bệnh hệ thống, suy giảm miễn dịch, đang điều trị thuốc corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch… cần được quan tâm, bảo vệ nhiều hơn, theo dõi sát sao hơn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
F0 trẻ em tăng mạnh, chuyên gia báo động nguy cơ sốt cao và co giật hậu COVID-19 ở trẻF0 trẻ em tăng mạnh, chuyên gia báo động nguy cơ sốt cao và co giật hậu COVID-19 ở trẻ

SKĐS - Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C) là gì và phải làm sao để phòng ngừa hội chứng này ở trẻ trong bối cảnh số F0 trẻ em đang tăng cao chưa từng thấy ở Việt Nam?


Trà My - Quỳnh An
Ý kiến của bạn