(SKDS) – Dự thảo Luật Giám định tư pháp đang được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 3 thảo luận, trong đó, vấn đề được quan tâm và bàn thảo nhiều nhất là có hay không việc tồn tại giám định pháp y ở công an tỉnh, thành. Từ thực tiễn cho thấy, sẽ phù hợp và khách quan hơn khi hoạt động giám định pháp y cấp tỉnh được tập trung vào một đầu mối là ngành y tế.
Rạch ròi: Pháp y y tế và kỹ thuật hình sự
Mặc dù đang còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc thống nhất hoạt động giám định pháp y tại cấp tỉnh, tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, không phải ai cũng hiểu sâu, cặn kẽ vấn đề này, nhất là về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi hoạt động của pháp y y tế và kỹ thuật hình sự công an trong quá trình phục vụ tố tụng.
Pháp y cấp tỉnh nên tập trung vào một đầu mối là ngành y tế để đảm bảo chặt chẽ tính khách quan. Ảnh: P.Y |
Với quy trình làm việc như vậy, có thể nói, nhiệm vụ của pháp y y tế và kỹ thuật hình sự rất rạch ròi nhưng luôn xen kẽ, có từng giai đoạn cộng hưởng và tách ra độc lập. Pháp y và kỹ thuật hình sự là hai chuyên ngành được đào tạo khác nhau, sử dụng kiến thức khác nhau để phục vụ những nhiệm vụ khác nhau.
Yêu cầu khách quan, trung lập đặt lên hàng đầu
Các kỹ thuật viên pháp y đang lấy mẫu giám định. Ảnh: P.Y |
Để tránh tình trạng oan sai, tạo niềm tin trong giải quyết các vụ án, nên để cơ quan giám định quy về một mối, cơ quan quản lý cơ quan giám định thật sự là “trọng tài” cung cấp chứng cứ khách quan khoa học, có vậy thì cơ quan trưng cầu tố tụng mới yên tâm, nhân dân mới tin tưởng.
Liên quan tới vấn đề này, theo báo cáo kết quả khảo sát về tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực giám định pháp y của Ủy ban Tư pháp khẳng định, việc giám định pháp y là hoạt động độc lập trong quá trình tố tụng, trong khi hoạt động điều tra do ngành công an đảm nhiệm và giám định pháp y cũng do giám định viên ngành này thực hiện nên dư luận có sự quan ngại về sự khách quan trong công tác điều tra là một thực tế khó tránh, đặc biệt là với các bị can bị chết trong thời gian đang tạm giam, tạm giữ.
Rõ ràng, việc pháp y tách ra độc lập với cơ quan điều tra và phối hợp với cơ quan điều tra để sáng tỏ vụ án sẽ tránh được tình trạng oan sai, tạo niềm tin trong tố tụng. Mô hình pháp y thuộc ngành y tế đã được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng đã chứng minh được tính khách quan. Do vậy, thiết nghĩ rằng, pháp y nên quy về một đầu mối là ngành y tế là điều cần thiết và hợp lý.
Anh Tuấn