(SKDS) - Địa danh Tam giác quỷ Bermuda là vùng biển thuộc các ranh giới từ Bermuda đến Miami, từ Florida đến San Juan và vùng biển Puerto Rico. Phần lớn những thảm họa hàng hải bí ẩn đã xảy ra ở vùng phía Nam từ eo biển Florida đến quần đảo Bahamas. Đã có hàng trăm máy bay và tàu biển "biến mất" và hàng ngàn người thiệt mạng tại khu vực này. Những giả thuyết mới nhất dưới đây có thể làm hé lộ phần nào về bí ẩn "tử thần" của vùng biển này.
Lực hấp dẫn tích cực Mascon
"Mascon" là tên viết tắt của "tập trung hàng loạt", trong trường hợp này là lực hấp dẫn. Cho mãi đến thập niên 1970, người ta nghĩ rằng lực hấp dẫn Mascon đang tồn tại trong các thiên thể vô cùng lớn, chẳng hạn như mặt trời. Không ai biết đích xác cái gì đã tạo ra chúng nhưng không nơi nào trong vũ trụ được biết đến rõ rệt hơn trên mặt trăng. Các nhà du hành vũ trụ từ thập niên 1960 thông qua vệ tinh vũ trụ đã nhận thấy rằng đất của các vùng biển này được cấu tạo từ đá bazan, điều này giải thích vì sao nó có màu tối.
Khi một vật thể vũ trụ đi ngang qua những vùng biển này, vật liệu càng nặng càng bị kéo xuống nhanh hơn so với lực kéo do trọng lực trung bình của mặt trăng. Và rất có thể lực hấp dẫn tích cực Mascon đã trải dày đặc tại khu vực biển tam giác Bermuda. Lực hấp dẫn Mascon đủ sức nhấn chìm một con tàu xuống nước trong 3 giây hoặc ít hơn và tiếp tục nhấn chìm xuống đáy biển. Ảnh hưởng của lực hấp dẫn Mascon còn tác động cả với máy bay hoặc vệ tinh.
Những con sóng ma đột ngột dâng lên từ mặt biển yên tĩnh. |
Methane Hydrate
Chính xác chúng được gọi là "mêtan dạng mắt lưới" trong môi trường nước là hydrate. Có bao nhiêu "mêtan dạng mắt lưới" hiện đang tồn tại và chúng có độ lớn như thế nào vẫn là những ẩn số chưa có lời giải. Methane hydrate bị "kẹt" trong cấu trúc mạng tinh thể tự nhiên của nước kết tinh tương tự như băng. Tùy thuộc vào kích thước, chúng có thể sở hữu một tiềm năng năng lượng khổng lồ và khi bị giải phóng cùng lúc, chúng có thể tạo ra một vụ phun trào như giếng dầu bị xì hơi.
Methane hydrate là nguyên nhân chính gây ra thảm hoạ tràn dầu Deepwater Horizon vào năm 2010. Khí mêtan bị xì hơi đã đánh sập toàn bộ giàn khoan dầu, nhấn chìm nó xuống 1 dặm dưới đáy biển. Một giả thuyết khác là khí mêtan có thể phun trào từ đáy biển sâu vài dặm lên mặt nước và nếu điều này xảy ra, khí mêtan sẽ biến nước biển quanh con tàu sủi bọt, làm giảm tỷ trọng của nước khiến cho một siêu tàu có thể chìm trong thời gian không đầy 10 giây.
Sóng ma
Sóng ma là giả thuyết mà khoa học đề cập đến trong hàng thế kỷ qua và được nhìn thấy vào ngày 1/1/1995, tại giàn khoan dầu Draupner ngoài khơi biển Na Uy. Biển động với những cột sóng trung bình là 11,8m trong khi sàn giàn khoan dầu quá cao để sóng chạm tới, cho đến khi có ít nhất là một cột sóng cao 25,9m đụng mạnh dưới gầm sàn giàn khoan tạo ra một lỗ thủng nhỏ. Sóng là thứ đáng sợ nhất trên đại dương. Không có cảnh báo trước về sóng, không có các tính toán khoa học hoặc chúng sẽ xảy ra khi nào.
Độ cao tối đa của một cột sóng vẫn còn là một dấu hỏi. Ở độ cao 25,9m được xem là hãy còn khá nhỏ. Một cột sóng cao tới 47,8m đã đập vào Hải đăng Fastnet ở Ireland vào năm 1985. Với bức tường sóng nước cao khủng khiếp như thế, nó sẽ có khả năng lật úp những chiếc siêu tàu chở dầu và nhấn chìm chúng chỉ trong vòng vài giây. Sóng ma hiện ra ở Tam giác quỷ Bermuda thường xuyên hơn bất kỳ đại dương nào khác trên trái đất.
Dòng hải lưu ấm
Dòng hải lưu ấm là một trong những hoài nghi có liên quan đến việc không sao tìm thấy xác tàu hoặc máy bay bị rơi tại vùng biển tam giác Bermuda. Dòng nước này có nhiệt độ ấm hơn so với những dòng nước khác trong lòng đại dương và chảy về phương Bắc dọc theo vùng duyên hải Đông nước Mỹ. Dòng hải lưu này có bề rộng khoảng 60 dặm và sâu từ 762m - 1.219m, chảy trên bề mặt biển với tốc độ khoảng 2,4 mét/giây, đủ mạnh để phát điện cho các nhà máy điện ở Bắc Mỹ.
Dòng hải lưu ấm mạnh hơn và nhanh hơn chỉ trong khu vực tam giác Bermuda. Khi tàu hoặc máy bay rớt vào dòng hải lưu ấm, chúng sẽ nổi trong vòng vài giờ tùy thuộc vào mức độ thiệt hại nghiêm trọng của tàu, máy bay. Các phương tiện sẽ chìm bên dưới dòng hải lưu ấm và sau cùng là tọa lạc dưới đáy biển, nhưng cũng có khi nơi gặp nạn và nơi chìm tàu là hai điểm khác nhau. Do đó, khi các nhóm cứu hộ tàu bè và người gặp nạn đến vị trí có tàu chìm đã không tìm thấy gì cả ngoài đại dương mênh mông.
NGUYỄN THANH HẢI
(Theo Discovery)