Hà Nội

Giải pháp từng bước ứng phó với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

20-12-2021 10:36 | Xã hội
google news

SKĐS - Khi tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn trong xã hội, sự ưa thích con trai vẫn được đặt lên hàng đầu… thì vấn đề mất cân bằng giới khi sinh vẫn còn tiếp tục tăng.

Mất cân bằng giới tính dân số trong tương lai là không thể tránh khỏi

Chuyên khảo "Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: Xu hướng, sự khác biệt và các nhân tố ảnh hưởng", sử dụng số liệu của hai cuộc Điều tra dân số và nhà ở 2019; Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009; kết hợp với một số nguồn khác để phân tích về mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam, cho thấy: Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam vẫn ở mức cao là 111.5 bé trai trên 100 bé gái.

Mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục gia tăng, Việt Nam có thể thiếu gần 46.000 trẻ gái - Ảnh 1.

Trẻ em gái đang ít hơn trẻ em trai trong nhiều lớp học.

Các số liệu từ UNFPA cũng cho thấy, với tỷ số giới tính khi sinh hiện nay, nếu so với mức sinh học tự nhiên (105 trẻ trai trên 100 trẻ gái), thì số lượng trẻ em gái bị thiếu hụt là 45.900 trẻ, tương đương 6,2% tổng số trẻ em gái được sinh ra.

Phân tích cũng cho thấy sự khác biệt về tỷ số giới tính khi sinh giữa các vùng miền và nhóm dân số, mối tương quan của các yếu tố xã hội, kinh tế và nhân khẩu học với sự mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam.

Đặc biệt kết quả phân tích giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về ước muốn có con trai đã được thể hiện qua các hành vi sinh sản. Hơn nữa hành vi này còn có sự lan tỏa tới các nhóm dân cư khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mất cân bằng giới tính dân số trong tương lai là không thể tránh khỏi, kể cả trong trường hợp tỷ số giới tính khi sinh khôi phục trở lại mức bình thường trong 15 năm tới.

Giải pháp nào hạn chế gia tăng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh?

Để từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh và tiến tới trở về mức cân bằng tự nhiên, cần phải có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt:

- Nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và cơ quan y tế các cấp nói riêng.

- Các đơn vị y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình cần chủ động và chuẩn bị tốt, đầy đủ trang thiết bị, thuốc thiết yếu, đặc biệt là không để thiếu các phương tiện tránh thai cung cấp cho người dân.

- Tập trung ưu tiên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong thiên tai như vị thành niên, thanh niên, phụ nữ v.v…

- Cần triển khai có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục nói chung và truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, kế hoạch hóa gia đình. Cần đưa nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng, từng khu vực... nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, thực hành về dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho các nhóm dân số. 

Song song với các giải pháp trên thì các chính sách dân số cũng cần phải được thực hiện một cách linh hoạt.

Đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng mất cân bằng giới tính khi sinh?Đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng mất cân bằng giới tính khi sinh?

SKĐS - Mặc dù chúng ta chưa có được một bức tranh tổng thể về tác động của COVID-19 đối với mức sinh, nhưng xu hướng này đã gây mối quan tâm đáng ngại về khả năng bùng nổ dân số hay sụt giảm tỷ suất sinh... gây mất cân bằng giới khi sinh.

Mời độc giả xem thêm video:

Hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại nhà


Nguyễn Hà
Ý kiến của bạn