Giải pháp nào thích ứng với thiên tai ngày càng dị thường và khốc liệt?

22-10-2024 16:46 | Xã hội
google news

SKĐS - Các thiên tai như sạt lở đất, lũ quét ngày càng xảy ra trên quy mô ngày càng lớn với tần suất ngày càng dày ở khu vực miền núi, trung du Việt Nam do có nhiều yếu tố và tác động của tự nhiên, nhân sinh.

Diễn biến thiên tai mưa lũ cuối tháng 10 thế nào?Diễn biến thiên tai mưa lũ cuối tháng 10 thế nào?

SKĐS - Giai đoạn cuối tháng 10, Biển Đông có thể xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới gây thời tiết xấu trên biển ảnh hưởng đến đất liền dẫn đến mưa dông kéo dài ở miền Trung trong khi miền Bắc đón không khí lạnh.

Diễn biến của thiên tai ngày càng khốc liệt

Ngày 22/10, Báo Tiền phong tổ chức tọa đàm "Thích ứng với thiên tai ngày càng dị thường, khốc liệt", với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Phân tích về cơn siêu bão YAGI đổ bộ vào nước ta trong tháng 9/2024 vừa qua, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Đức Cường cho biết: ban đầu chỉ là áp thấp nhiệt đới hình thành ở ngoài biển Đông, nhưng khi vào biển Đông (ngày 3/9) thì áp thấp đã mạnh lên thành bão có tên YAGI (cơn bão số 3).

Giải pháp nào thích ứng với thiên tai ngày càng dị thường và khốc liệt?- Ảnh 2.

Bão Yagi gây ra những thiệt hại khủng khiếp cho miền Bắc nước ta.

Hai ngày khi vào biển Đông, bão đã tăng từ cấp 8 lên cấp 16, đây là kỷ lục đầu tiên mà những người làm công tác khí tượng thủy văn ghi nhận có độ tăng cấp nhanh nhất. Khi đổ bộ vào bán đảo Hải Nam (Trung Quốc) thì vẫn là siêu bão. Vào vịnh Bắc Bộ rồi về Quảng Ninh, Hải Phòng, thì hoàn lưu vẫn rộng và mức ảnh hưởng vẫn là cấp 14. Các vị trí tiền tiêu là Vân Đồn, Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã có bão cấp 13,14, giật cấp 17. Trong khi đó, trên địa bàn Hải Phòng cấp 12,13 giật cấp 15.

Ngoài ra, khi vào đất liền như các cơn bão khác, lượng mưa rất lớn phủ khắp Bắc Bộ và Thanh Hóa với lượng mưa phổ biến của cơn bão ở mức 400cm đến 500mm, nhiều nhất là 700mm. Cơn bão ảnh hưởng nhiều nhất trên hệ thống sông Thao khiến nhiều nơi lũ lên mức lịch sử, cao nhất từ trước đến nay, cách đây 60-70 năm. Mưa lũ cực đoan gây lũ quét ở Lào Cai, Cao Bằng. Đáng chú ý, dù đây là cơn bão không có lượng mưa nhiều nhất, nhưng trước đó các nơi đã có mưa lớn nên sau bão đã gây ra sạt lở nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bão số 3 khiến 345 người chết và mất tích, thậm chí một số người mất tích đến nay vẫn chưa tìm thấy. Về kinh tế, bão đã gây thiệt hại gần 82.000 tỷ đồng. Đây cũng là thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay.

"So sánh với năm 2017, có nhiều bão đổ bộ nhưng tổng thiệt hại khoảng 60.000 tỷ đồng. Có thể nói, sức tàn phá của cơn bão vừa qua là hết sức khủng khiếp và diện rộng", ông Nguyễn Văn Hải nêu dẫn chứng.

TS. Nguyễn Đại Trung, Trưởng Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế (Viện Khoa học địa chất và khoáng sản) cho biết, nguyên nhân gây sạt lở đất, lũ bùn đá ở khu vực miền núi, trung du Việt Nam trong thời gian qua rất đa dạng. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân như: Địa hình, địa mạo, địa chất, kiến tạo, vỏ phong hóa, thổ nhưỡng, thảm phủ, khí tượng, thủy văn...

Nhìn chung, yếu tố kích hoạt tự nhiên gây sạt lở đất, lũ quét được xác định chủ yếu là do yếu tố khí tượng: Mưa lớn, mưa dài ngày. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan kích hoạt sạt lở đất do con người ngày càng gia tăng như: Sử dụng đất trồng cây thay đổi thảm phủ thực vật, xây dựng các công trình, phá rừng, cắt xẻ sườn đồi, núi làm đường, mở rộng đường, khai thác khoáng sản…

Các thiên tai như sạt lở đất, lũ quét ngày càng xảy ra trên quy mô ngày càng lớn với tần suất ngày càng dày ở khu vực miền núi, trung du Việt Nam do có nhiều yếu tố và tác động của tự nhiên, nhân sinh.

Dự báo, cảnh báo sớm để giảm thiểu thiệt hại

Theo ông Hoàng Đức Cường, cảnh báo sớm là giải pháp quan trọng để dự báo sớm thiên tai, giảm thiểu thiệt hại. Phương châm là Dự báo sớm, chi tiết và tin cậy hơn.

Để chủ động ứng phó với thiên tai ở Việt Nam thời gian tới, Nhà nước cần tập trung đầu tư hệ thống công nghệ cảnh báo sớm, nhất là phát triển mô hình hiện đại, công nghệ số, cảnh báo thông tin từ thiên tai, tự nhiên. Tăng cường hợp tác quốc tế và chia sẻ dữ liệu ở các nước. Tận dụng công nghệ tiên tiến các nước song phương và đa phương, đưa dữ liệu của Việt Nam vào mô hình hiện đại nhất của các nước trên thế giới. Đồng thời, ứng dụng các phương tiện, hiện đại trong việc truyền tin trong đó truyền tin dễ hiểu, nhanh nhất dễ nhất đến các đối tượng người dân; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngành khí tượng thủy văn.

Theo TS Nguyễn Đại Trung, để nâng cao năng lực phòng tránh lũ quét, sạt lở đất cho người dân ở những vùng có nguy cơ cao sau khi có hệ thống các bản đồ hiện trạng, phân vùng nguy cơ, hiện trạng và khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đầy đủ ở tỉ lệ 1:50.000 và chi tiết hơn.

Đồng thời đề xuất, công tác chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, tập huấn phải đến được ở cấp xã, cấp thôn bản và đến được người dân sống trong những vùng có nguy cơ về sạt lở đất, lũ bùn đá, lũ quét; phương pháp và tài liệu chuyển giao phải được phổ thông, dễ hiểu với chính quyền và người dân; hệ thống thông tin phải được cập nhật các cấp và có địa chỉ xử lý, ra quyết định ứng phó kịp thời, dự báo, cảnh bảo sớm về sạt lở đất, lũ quét.

Đối với người dân luôn luôn phải sẵn sàng ứng phó với các phương án mà địa phương đã đề ra, không nên chủ quan lơ là ngay cả trong tình hình thời tiết bình yên sau bão. Đặc biệt, những người sống trong khu vực cần theo dõi các dự báo, cảnh báo có tiềm năng về sạt lở đất, lũ quét, lũ bùn đá… được các cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp thông báo, cảnh báo trên các phương thông tin đại chúng về các hiện tượng như lượng mưa, thời gian mưa.

Hiện nay, tại Việt Nam ngoài yếu tố thiên nhiên, các tác động nhân tạo của con người như xây đường, xây đập thủy điện,… tác động đến 70% tới thiên nhiên. Do vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến tác động của các cơ sở hạ tầng trước khi tiến hành quy hoạch, xây dựng. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư các đài trạm khí tượng thủy văn còn nhiều hạn chế, cho nên cần huy động nguồn đầu tư thông qua xã hội hóa, từ các tổ chức, cá nhân những đi kèm với đó là cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư lĩnh vực này.

Thiên tai ngày càng diễn biến khốc liệt, dị thường Thiên tai ngày càng diễn biến khốc liệt, dị thường

SKĐS - Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thiên tai ngày càng diễn biến khốc liệt, dị thường, do đó công tác phòng, chống thiên tai tại tỉnh đứng trước những khó khăn, thách thức, đòi hỏi cần có sự chung tay, góp sức, sự quan tâm của toàn xã hội...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản tin thời sự 22/10: Nhậu về nhớ lại thù cũ, gã đàn ông thủ hung khí tấn công đồng nghiệp tử vong


Tô Hội
Ý kiến của bạn