Giải pháp nào để tăng cường tiếp cận thuốc phát minh?

11-12-2022 10:02 | Y tế

SKĐS - Mức độ tiếp cận thuốc mới ở nước ta chậm hơn so với nhiều nước trong khu vực, cùng đó tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược phát minh ở nước ta cũng thấp hơn một số nước cả về số lượng và giá trị. Vậy giải pháp nào để tăng cường tiếp cận thuốc phát minh ở nước ta?

Những thông tin trên được các chuyên gia đề cập, thảo luận tại hội thảo khoa học "Kinh nghiệm quản lý toàn diện thuốc phát minh tại một số quốc gia trên thế giới" do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và đánh giá kinh tế y tế (HERAC) tổ chức chiều ngày 10/12 ở Hà Nội.

Việc tiếp cận thuốc, quản lý toàn diện dược phẩm phát minh còn không ít bất cập

Giải pháp nào để tăng cường tiếp cận thuốc phát minh? - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu tại hội thảo nhấn mạnh: Giá trị tạo ra từ ngành dược phẩm phát minh không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo bệnh nhân được tiếp cận nhanh chóng và bền vững đến các thuốc phát minh chất lượng cao và an toàn, vốn là điều thiết yếu để đảm bảo một hệ thống y tế vận hành hiệu quả.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế, công nghiệp dược, các loại dược phẩm phát minh đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng y tế đặc biệt là trong thời đại tiến bộ công nghệ nhanh chóng và năng lực nghiên cứu nâng cao.

Sự ra đời của các loại thuốc cải tiến tốt hơn cùng sự tiến bộ của công nghệ y tế và tăng cường kỹ thuật phát hiện đã cải thiện được kết quả sức khỏe cho nhiều cộng đồng xã hội.

"Giá trị tạo ra từ ngành dược phẩm phát minh không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo bệnh nhân được tiếp cận nhanh chóng và bền vững đến các thuốc phát minh chất lượng cao và an toàn, vốn là điều thiết yếu để đảm bảo một hệ thống y tế vận hành hiệu quả"- PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên nói, đồng thời chia sẻ thêm: Ngành dược phẩm phát minh có thể đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp dược nói riêng, thông qua các hoạt động lâm sàng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sản xuất trong nước và cơ sở hạ tầng y tế kỹ thuật số…

Tuy nhiên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cũng thẳng thắn cho hay, việc tiếp cận thuốc, quản lý toàn diện dược phẩm phát minh cũng còn không ít bất cập do thiếu thông tin tham khảo, so sánh giá, các quy định về đấu thầu, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, thu nhập của người dân còn thấp, tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh, trong khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao và đa dạng…

Giải pháp nào để tăng cường tiếp cận thuốc phát minh? - Ảnh 2.

Chủ tọa đoàn của hội thảo khoa học "Kinh nghiệm quản lý toàn diện thuốc phát minh tại một số quốc gia trên thế giới"

Thị trường dược phẩm của nước ta thuộc nhóm có tốc độ tăng cao, quy mô 5 tỷ USD

Tham luận tại hội thảo, TS.DS Nguyễn Khánh Phương – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế cho hay trong vòng 25 năm từ 1996-2020, số hoạt chất mới trên toàn cầu tăng nhanh. Nếu như giai đoạn 1996-2000 có 223 hoạt chất mới thì đến giai đoạn 2026-2020 đã tăng gấp hơn 4 lần lên 943 hoạt chất và các hoạt chất mới tập trung vào nhóm thuốc điều trị viêm gan C, ung thư, bệnh miễn dịch, bệnh tim mạch và thuốc hiếm.

Đối với Việt Nam, theo thông tin trong tham luận về Quản lý sử dụng thuốc phát minh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết thị trường dược phẩm của nước ta thuộc nhóm có tốc độ tăng cao với tỷ lệ bình quân năm là 13%, có quy mô 5 tỷ USD.

"Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược phát minh ở nước ta thấp hơn một số nước trong khu vực cả về số lượng và giá trị. Nếu ở nước ta là 4% về số lượng và 26% về giá trị sử dụng thuốc biệt dược phát minh thì tại Thái Lan tỷ lệ là 8 và 46; Philippin là 7 và 30, còn Malaysia là 6 và 45"- TS.DS Nguyễn Khánh Phương dẫn chứng và cho biết thêm mức độ tiếp cận thuốc mới ở nước ta chậm hơn so với nhiều nước trong khu vực khi giai đoạn 2014-2019 có 7 thuốc mới của Mỹ và 5 của EU có mặt tại Việt Nam.

Do đó, chuyên gia khuyến nghị việc đảm bảo tiếp cận thuốc, bao gồm thuốc mới là một nội dung thiết yếu để thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Để làm được điều này cần áp dụng cách tiếp cận toàn diện, đồng bộ để tăng cường tiếp cận thuốc mới bao gồm 3 trụ cột: thúc đẩy đầu tư, nghiên cứu và phát triển thuốc mới; đẩy nhanh tốc độ phê duyệt và đổi mới cơ chế tài chính.

Cùng đó nên nghiên cứu áp dụng cơ chế/sáng kiến tài chính tạo thêm cơ hội tiếp cận thuốc mới chi phí cao, đồng thời thúc đẩy sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân vào tăng cường chăm sóc sức khoẻ.

"Việc áp dụng cơ chế mới cần dựa vào kinh nghiệm quốc tế kết hợp phân tích, đánh giá đầy đủ trên thực tế Việt nam cũng như xác định các điều kiện thực hiện phù hợp"- TS.DS Khánh Phương nói.

Giải pháp nào để tăng cường tiếp cận thuốc phát minh? - Ảnh 3.

TS.DS Nguyễn Khánh Phương – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế cho hay việc đảm bảo tiếp cận thuốc, bao gồm thuốc mới là một nội dung thiết yếu để thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

Song song với những việc này cần rà soát lại chính sách quản lý giá, mua sắm và chi trả liên quan đến cung ứng thuốc biệt dược gốc để xác định các nội dung cần điều chỉnh nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả nhóm thuốc này.

Nghiên cứu học tập kinh nghiệm quốc tế trong triển khai một số công cụ chính sách giúp tăng cường quản lý thuốc biệt dược gốc như: đàm phán giá, tham chiếu giá quốc tế, ứng dụng đánh giá công nghệ y tế, thỏa thuận chia sẻ rủi ro…

Một vấn đề nữa trong kinh nghiệm quản lý toàn diện thuốc phát minh tại một số quốc gia trên thế giới được TS.DS Kiều Thị Tuyết Mai đến từ Trường Đại học Dược Hà Nội thông tin đó là quản lý việc chi trả các thuốc có giá thành điều trị lớn thông qua thỏa thuận chia sẻ rủi ro.

Theo chuyên gia, thỏa thuận chia sẻ rủi ro giữa các công ty dược phẩm và cơ quan chi trả dần đã trở thành một cơ chế phổ biến ở nhiều quốc gia; Thỏa thuận này được sử dụng ngày càng nhiều trong trường hợp các loại thuốc tân tiến, đặc biệt là trong lĩnh vực ung thư, nhằm đảm bảo kiểm soát ngân sách tốt hơn và giảm rủi ro chi tiêu trên các sản phẩm thuốc mà không có bằng chứng đầy đủ về lợi ích lâm sàng....

Sáng 11/12: Gần 3.000 ca mắc COVID-19 trong 7 ngày; Khoảng 15 triệu người Việt mắc rối loạn tâm thầnSáng 11/12: Gần 3.000 ca mắc COVID-19 trong 7 ngày; Khoảng 15 triệu người Việt mắc rối loạn tâm thần

SKĐS - Tổng số ca mắc COVID-19 trong 7 ngày qua ở nước ta là gần 3.000 ca, trung bình khoảng 420 ca/ngày; Hiện gần 70 bệnh nhân nặng đang điều trị; Việt Nam đã tiêm gần 264,9 triệu liều vaccine COVID-19, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương tiêm chậm, thấp; Gần 15 triệu người Việt mắc rối loạn tâm thần

Thái Bình
Ý kiến của bạn