Hà Nội

Giải pháp nào cho dự án hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận để không phải "khai thác" 600 ha rừng?

07-09-2023 10:12 | Xã hội
google news

SKĐS - Dư luận đang rất quan tâm trước thông tin hàng trăm ha đất rừng sẽ phải dành cho dự án hồ thủy lợi Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Nước trong hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ cao đột biến do mưa to tại LàoNước trong hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ cao đột biến do mưa to tại Lào

Trong những ngày qua, Thủy điện Bản Vẽ đã thực hiện hiệu quả việc cắt lũ, tránh gây ra trận lũ lớn trên diện rộng cho hạ du, giảm nguy cơ gây thiệt hại lớn về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp.

Nhu cầu bức thiết phải có hồ chứa nước

Tỉnh Bình Thuận sẽ phải sử dụng hơn 600 ha rừng (trong đó có hơn 137ha rừng đặc dụng) chuyển mục đích sử dụng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét, chặn sông Bà Bích ở xã Mỹ Thạnh và Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam.

Dự án Hồ chứa nước Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư năm 2019 và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư ngày 24/6/2023. Quy mô dự án gồm hồ điều tiết dung tích toàn bộ 51,21 triệu m3, hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án là hơn 874 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương gần 520 tỷ đồng và ngân sách địa phương hơn 354 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án năm 2019 - 2025.

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án hồ chứa nước Ka Pét đã được phê duyệt, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) nằm trong vùng nhiều nắng, gió. Đây là khu vực khô hạn nhất nước, thời tiết diễn biến phức tạp. Mùa mưa thì ngập lụt, còn mùa khô dòng chảy rất nhỏ.

Giải pháp nào cho dự án hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận? - Ảnh 2.

Phối cảnh hồ thủy lợi Ka Pét, Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Việc xây dựng hồ Ka Pét để điều tiết nước trong năm khắc phục tình trạng thiếu nước mùa khô, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Dự án hồ chứa nước Ka Pét là công trình quy hoạch liên hoàn, có tính chất bổ trợ nguồn nước cho các công trình thủy lợi khác như: Hồ Sông Móng, đập dâng Ba Bàu… để phát huy hết diện tích đất canh tác. Hồ Ka Pét cũng là nơi trung chuyển nước từ sông La Ngà về, bổ sung cho phía Nam tỉnh Bình Thuận.

Được biết, từ năm 1995, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đã khảo sát, quy hoạch hồ ở vị trí này. Năm 2013, Bình Thuận vẫn giữ hồ Ka Pét khi phê duyệt quy hoạch thủy lợi thời kỳ 2010-2020, tầm nhìn đến 2030. 5 năm sau, Bộ NNPTNT tiếp tục đưa hồ Ka Pét vào quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến 2030, định hướng 2050. Tháng 7/2023, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó có hồ Ka Pét.

Bình Thuận đã lập dự án thực hiện từ năm 2010, nhưng không có vốn nên kéo dài. Dự án cần chuyển mục đích sử dụng trên 50 ha rừng đặc dụng nên thuộc diện phải trình Quốc hội và đã được chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu năm 2019 tại Nghị quyết 93. Năm 2023, Quốc hội phê duyệt điều chỉnh tại Nghị quyết 101, chấp thuận tăng vốn dự án thêm hơn 200 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.

Không thể trồng thay thế được rừng tự nhiên

Để thay thế cho hơn 680ha diện tích rừng tự nhiên bị ngập tại hồ thủy lợi Ka Pét, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức khảo sát trồng mới với diện tích 1.844ha (gấp 3 lần diện tích rừng dùng để xây dựng hồ chứa nước Ka Pét). Việc trồng rừng thay thế của dự án được thực hiện trong diện tích quy hoạch rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kou.

Nỗi lo mất rừng và trồng rừng thay thế là băn khoăn lớn nhất của các nhà khoa học ở dự án này. 

Theo GS Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, Việt Nam hiện có hai loại rừng là rừng trồng và rừng tự nhiên. Rừng nguyên sinh là một khái niệm trong rừng tự nhiên, là loại rừng chưa có tác động của con người, nhưng thực chất thì ở Việt Nam chỗ nào cũng bị con người tác động rồi, dù ít hay nhiều. Nguyên nhân của sạt lở đất, lũ quét… thời gian qua có nhiều, trong đó không thể bỏ qua yếu tố mất rừng tự nhiên.

"Ở thời điểm năm 1945, độ che phủ rừng tự nhiên lên tới 43%. Tuy nhiên, sau đó do tác động của chiến tranh cùng với trình độ quản lý kém hiện nay, độ che phủ của rừng đã bị mất tới gần một nửa (còn khoảng 27% độ che phủ), gây ra những mối đe dọa tới sinh hoạt, phát triển nông nghiệp.

Năm 1992, chương trình trồng 5 triệu ha rừng được khởi động, diện tích rừng trồng đã được nâng lên khá nhiều. Hiện nay, nhờ các chương trình phát động, diện tích che phủ cũng đã được tăng lên, theo số liệu thì diện tích rừng che phủ hiện lên đến 41,7%", GS Nguyễn Ngọc Lung cho biết.

Tuy nhiên, đó là rừng trồng nên khả năng tích trữ, chống lũ, sụt lún cũng chỉ có tác dụng bằng 1/5 rừng tự nhiên. Vai trò của rừng tự nhiên rất khác. Nó là hệ vi sinh vật, là cân bằng sinh thái. Nếu đất trống, đồi trọc, chỉ có cỏ và cây bụi... khi mưa xuống có tới 95 % chảy tràn trên mặt, chỉ có 5% thấm một lớp mỏng vào đất. Lượng nước chảy tràn trên mặt gọi là lũ, như lũ ống, lũ quét… Nhưng có rừng tự nhiên thì 90% nước rơi xuống không chảy tràn trên mặt nữa, mà thấm sâu dưới đất. Một cơn mưa bình thường kéo dài 1 - 2 giờ với lượng mưa khoảng 100mm thì không có nước chảy tràn trên mặt, hết mưa là mặt đất không có nước, mà thẩm thấu trở thành nước ngầm, không còn khả năng gây lũ ống, lũ quét.

Diện tích rừng tự nhiên hiện còn rất ít. Trong khi cùng với mục tiêu phát triển, xây dựng các công trình thủy điện, hồ chứa, chúng ta đã phải đánh đổi khá nhiều rừng tự nhiên. "Đừng đánh đổi tự nhiên để phát triển, bởi có những thứ không mua được bằng tiền. Không ai có thể trồng được rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên mất đi là vĩnh viễn mất đi, không thể khôi phục. Do vậy, khi tác động vào rừng tự nhiên chúng ta phải hết sức thận trọng", GS Lung nói.

Về bài toán nhu cầu nước cho Hàm Thuận Nam, theo TS Nguyễn Ngọc Chu, có thể xây dựng các chuỗi hồ nhân tạo nhỏ hơn ở các vị trí khác, không động đến rừng nguyên sinh. Để làm điều này cần thành lập một nhóm các nhà khoa học, giao nhiệm vụ đi khảo sát nghiên cứu thực địa và đề xuất giải pháp. Ngoài ra về lâu dài nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Giảm hoặc bỏ hẳn canh tác các cây trồng đòi hỏi nhiều nước mà không đưa lại lợi ích cao về kinh tế.

Theo thiết kế dự án, hồ chứa nước Ka Pét có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho khoảng 7.762ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam; cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II: 2,63 triệu m3/năm; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết.

Ngoài ra hồ chứa nước còn giúp tỉnh Bình Thuận phòng chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận. Khi hồ làm xong sẽ giúp tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du nhất là đoạn qua thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh Bình Thuận.

Clip: Cận cảnh vỡ đập hồ chứa nước thải, dòng nước ô nhiễm tràn vào nhà dânClip: Cận cảnh vỡ đập hồ chứa nước thải, dòng nước ô nhiễm tràn vào nhà dân

SKĐS - Đập hồ chứa nước thải của Công ty Cổ phần đồng Tả Phời (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) bị vỡ khiến lượng lớn chất thải ô nhiễm chảy vào khu dân cư.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thông Tư 14 Quy Định 4 Trường Hợp CSGT Được Phép Dừng Phương Tiện Khi Làm Nhiệm Vụ | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn