Hà Nội

Giải pháp nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

29-11-2022 16:22 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Đặc thù của vùng dân tộc thiểu số và miền núi là địa hình đi lại khó khăn, trình độ văn hóa còn thấp, nhiều hủ tục lạc hậu còn tồn tại… do đó cần có chính sách đặc thù để nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản.

Nhiều nơi vùng dân tộc thiểu số có đến 70% trẻ chưa đảm bảo dinh dưỡngNhiều nơi vùng dân tộc thiểu số có đến 70% trẻ chưa đảm bảo dinh dưỡng

SKĐS - Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển thể lực và trí tuệ cho trẻ nhỏ. Đáng báo động là nhiều khu vực các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, có đến 70% trẻ em chưa được ăn đúng, ăn đủ.

Vùng sâu vùng xa cần có những dịch vụ riêng biệt

BS Nguyễn Thanh Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Giang cho biết, là tỉnh miền núi với địa hình hiểm trở, dân cư sống thưa thớt, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều hủ tục liên quan đến vấn đề sinh đẻ còn tồn tại trong cộng đồng dân tộc thiểu số, khiến công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) gặp nhiều khó khăn.

Để nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS, ngành Y tế đã triển khai thực hiện Dự án "Nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ SKSS". Theo đó, nhiều mô hình truyền thông giáo dục SKSS được triển khai thực hiện bằng các hình thức đa dạng, phong phú như: Tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, sân khấu hóa, tại các chợ phiên và các buổi họp thôn, chi hội phụ nữ… thu hút hàng nghìn lượt người tham gia;

Mô hình "Cô đỡ thôn bản" được triển khai tại các thôn, bản khó khăn, nhằm tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng công tác chăm sóc và tư vấn về SKSS cho các bà mẹ trong suốt thời kỳ mang thai, sinh nở đã phát huy hiệu quả tích cực.

Giải pháp nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số cần có những chính sách đặc thù.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trực thuộc Sở Y tế thường xuyên chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác chăm sóc SKSS các tuyến cơ sở; cung cấp kiến thức về cấp cứu sản khoa, cấp cứu trẻ sơ sinh; chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em; kỹ năng truyền thông lồng ghép tại cộng đồng; kỹ năng giám sát…

Cán bộ y tế cơ sở thường xuyên đến các hộ dân, cấp phát thuốc, tiêm phòng các loại bệnh thường gặp trong độ tuổi sinh đẻ; tư vấn, giải đáp các thắc mắc của sản phụ; tăng cường công tác quản lý thai nghén, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho bà mẹ mang thai ở các thôn cách xa trung tâm. Ngoài ra, hoạt động chăm sóc SKSS còn được triển khai rộng rãi trong các nhóm cộng đồng khác nhau, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, thanh niên ở các trường học với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả.

Trong giai đoạn tiếp theo, Trung tâm tiếp tục tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh tăng cường và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ SKSS, đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ SKSS thiết yếu. Xây dựng và áp dụng các mô hình, phương thức cung cấp dịch vụ riêng biệt nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về dịch vụ SKSS cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các qui định chuyên môn, quy trình kỹ thuật các dịch vụ SKSS tại tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ; tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho nhân viên cung cấp dịch vụ SKSS; đào tạo kỹ năng tư vấn và giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

Giải pháp nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Cán bộ y tế cơ sở thường xuyên đến các hộ dân, cấp phát thuốc, tiêm phòng các loại bệnh thường gặp trong độ tuổi sinh đẻ...

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và dịch vụ chăm sóc SKSS, các cấp, ngành cần vào cuộc quyết liệt, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc SKSS và bình đẳng giới; góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về nâng cao sức khỏe bà mẹ, cải thiện SKSS vị thành niên; giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ em; cơ bản loại trừ phá thai không an toàn; đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ; kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh; giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản...

Nâng cao năng lực cho đội ngũ y tế vùng sâu vùng xa

Theo BS Nguyễn Thị Thanh Hương, do điều kiện còn quá khó khăn, chất lượng dịch vụ y tế cơ bản cho người dân hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì vậy lĩnh vực y tế nói chung và chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em nói riêng đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư rất lớn mới đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính phủ, Bộ Y tế cần tiếp tục có những biện pháp về việc nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở, tăng cường đầu tư, tăng cường đào tạo cho đội ngũ y tế đang công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Trong giai đoạn hiện tại vẫn tiếp tục triển khai đào tạo lại và đào tạo mới mô hình "Cô đỡ thôn bản" và tới đây tiếp tục tăng cường đầu tư cho hệ thống này phát triển vì đội CĐTB đã và đang phát huy hiệu quả phục vụ tốt cho hoạt động CSSKBMTE tại thôn bản của mình.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực cho các tỉnh miền núi vì hiện tại nhìn từ thực tế, chính sách thu hút nói chung và ngay cả chính sách riêng của các địa phương vẫn chưa thực sự hấp dẫn, chưa giải quyết hài hòa quyền lợi giữa đội ngũ bác sĩ đang làm việc đã có cống hiến lâu dài với đội ngũ bác sĩ trẻ mới ra trường thu hút về. Nhất là môi trường làm việc, cách thức quản lý có mặt còn hạn chế nên chưa phát huy được hết khả năng, sở trường và tâm huyết gắn bó lâu dài của đội ngũ y, bác sĩ với địa phương.

Chính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ dân tộc thiểu sốChính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ dân tộc thiểu số

SKĐS - Để khuyến khích phụ nữ mang thai đi khám thai định kỳ, sinh đẻ tại cơ sở y tế, các chính sách ưu tiên hiện được thực hiện rộng rãi như hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại, thực phẩm, tã bỉm… trong suốt thời kỳ trước, trong và sau đẻ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Nữ Bác Sĩ Đầu Tiên Của Việt Nam | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn