Vậy viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Và đâu là các biểu hiện đặc trưng của bệnh?
Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh đặc trưng bởi những tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.
Viêm loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán chính xác nhất dựa trên kết quả nội soi dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng như:
- Đau vùng thượng vị (vùng trên rốn): cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh quá đói hoặc quá no; đau có thể âm ỉ trong khoảng thời gian dài hoặc đau quặn thành cơn và lan ra sau lưng. Đây là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
- Ợ hơi, ợ chua: Nếu bạn thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, rất có khả năng bạn đang mắc viêm loét dạ dày tá tràng bởi đây là triệu chứng điển hình của bệnh trong giai đoạn khởi phát.
- Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn: dạ dày bị tổn thương khiến hoạt động tiêu hóa bị đình trệ, dẫn tới người bệnh có cảm giác đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn.
Viêm loét dạ dày tá tràng không phải là một bệnh mới mà nó xuất hiện từ rất lâu và luôn kéo dài dai dẳng trong xã hội. Vì vậy, từ lâu đời nay, có nhiều vị dược liệu đã được sử dụng để điều trị căn bệnh này:
- Chè dây: Chè dây còn có tên khác là chè hoàng giang hay song nho. Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý cho thấy chè dây có khả năng hỗ trợ chống loét dạ dày, giảm đau, kháng khuẩn, chống oxy hóa và không có độc tính cấp. Vì vậy, đây là một vị dược liệu rất hay được sử dụng trong trị viêm dạ dày hành tá tràng vì tính hiệu quả cao, lành tính, không gây tác dụng phụ và ngộ độc cấp.
- Lá khôi: Lá khôi hay còn được gọi với cái tên Khôi nhung, Khôi tía, là một vị thuốc có tính hàn, vị chua, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày do có chưa hai hoạt chất Glycosid và Tanin có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, đồng thời hỗ trợ chống viêm, ợ chua, táo bón.
- Dạ cẩm: Cây dạ cẩm còn được gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt… Theo quan niệm Đông y, dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình và có thể dùng dạ cẩm làm thuốc chữa viêm loét lưỡi miệng. Ngoài ra dạ cẩm còn là một dược thảo quý hỗ trợ chữa đau dạ dày tá tràng, do có tác dụng giảm đau, giảm sự tăng tiết của acid dạ dày (Acide Chlohydric - HCI), giảm ợ chua, nóng rát vùng thượng vị.
- Mộc hương: hay còn gọi là Vân mộc hương, Quảng mộc hương. Tuy có sự chưa thống nhất về tính vị quy kinh của Mộc hương trong các tài liệu, nhưng tác dụng hành khí, kiện tỳ, giúp giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu của vị dược liệu này đã được công nhận trong nhiều tài liệu.
Giới thiệu sản phẩm Vị Khang Ninh hỗ trợ dạ dày khỏe mạnh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vị khang Ninh là sản phẩm được tạo nên nhờ sự kết hợp của 9 vị dược liệu đã được chứng minh có tác dụng trong hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày; hỗ trợ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, bao gồm: chè dây, lá khôi, dạ cẩm, hương phụ, mộc hương, huyền hồ, cam thảo, ô tặc cốt và curcuma phytosome.
Sản phẩm đã được đăng ký tại cục VSATTP, số đăng ký: 2515/2022/ĐKSP
Khách hàng có thể tìm hiểu thêm sản phẩm tại:
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.