Đột quỵ não là gì?
Não là trung tâm của hệ thần kinh trung ương, có nhiệm vụ điều khiển mọi chức năng của cơ thể. Não hoạt động nhờ dòng máu mang oxy và chất dinh dưỡng được bơm liên tục từ tim. Khi dòng máu này bị tắc do có cục máu đông ngăn cản hoặc bị vỡ gây chảy máu trong não, não sẽ tổn thương, mất khả năng điều khiển một hoặc nhiều phần cơ thể. Tình trạng này được gọi là đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não). Khi đó, người bệnh có thể bị hôn mê, liệt, yếu, mờ mắt, méo mặt,… thậm chí tử vong.
Số người mắc đột quỵ não ngày càng gia tăng. Theo thống tê từ Hiệp hội Đột quỵ Thế giới, trung bình cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong do bệnh này ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23%. Những người may mắn thoát khỏi tử vong cũng có nhiều khả năng phải gánh chịu những di chứng nặng về cả về thể xác và tinh thần. Với chi phí điều trị lớn, thời gian kéo dài cũng như những tổn thất về công việc, người bị đột quỵ não thường có cảm giác mình đang trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
>>>Xem thêm thông tin về bệnh đột quỵ não TẠI ĐÂY
Những cách phòng ngừa đột quỵ não tại nhà
Vì là một bệnh lý nguy hiểm nên đột quỵ não cần được phòng ngừa từ sớm. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa bệnh mà bạn có thể thực hiện tại nhà mỗi ngày:
Tập thể dục
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để phòng ngừa và hạn chế những hậu quả của đột quỵ. Theo các chuyên gia, tập thể dục với mức độ từ trung bình đến nặng sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ. Nếu vẫn bị đột quỵ, tình trạng của những người thường xuyên luyện tập cũng ít nghiêm trọng hơn và khả năng phục hồi tốt hơn so với đối tượng lười vận động.
Phòng ngừa đột quỵ bằng cách luyện tập thường xuyên (ảnh minh hoạ)
Giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày
Muối làm tăng huyết áp – nguyên nhân chính gây đột quỵ. Theo một báo cáo tại Mỹ, những người tiêu thụ hơn 4.000mg muối mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cao gấp đôi so với người tiêu thụ ít hơn 1.500mg mỗi ngày.
Điều trị bệnh rung nhĩ
Rung nhĩ là tình trạng rối loạn nhịp đập của tâm nhĩ, không phối hợp nhịp nhàng với các phần còn lại của tim. Khi đó, máu không được bơm đều sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim. Nếu chúng di chuyển lên não có thể gây đột quỵ não.
Bệnh rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ não (ảnh minh họa)
Điều trị bệnh tăng huyết áp
Mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg. Huyết áp từ 140/90mmHg trở lên được gọi là tăng huyết áp. Người bị tăng huyết áp là đối tượng chủ yếu bị đột quỵ não. Chính vì vậy, bạn cần kiểm soát huyết áp bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, giữ cân nặng điều độ và uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp theo chỉ định, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc ngay cả khi huyết áp đã giảm.
Uống thuốc theo chỉ dẫn
Một số loại như thuốc giảm đau, thuốc tránh thai, thuốc kích thích điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý,… có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn đến nguy cơ đột quỵ cũng tăng theo.
Bỏ thuốc lá
Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. Hút thuốc lá làm giảm oxy trong máu, dễ dẫn đến việc hình thành các cục máu đông. Đồng thời, khói thuốc lá kích thích động mạch, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ trong động mạch. Những người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cao gấp 2 lần và nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não cao gấp 4 lần so với người không hút thuốc.
Cai thuốc lá để phòng tránh đột quỵ não (ảnh minh họa)
Tránh nơi ô nhiễm
Trong môi trường ô nhiễm, việc hít phải khói bụi sẽ làm cho động mạch vành đàn hồi kém và suy yếu, dễ bị vỡ, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tránh lo lắng, trầm cảm
Đột quỵ có thể khiến bạn rơi vào trầm cảm, nhưng bạn có biết rằng, trầm cảm cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ? Điều này được lý giải rằng, những người bị trầm cảm thường hút thuốc, ăn uống kém và trốn tránh hoạt động thể chất, tất cả những điều này đều là yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ đã chỉ ra, những người trầm cảm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 45% so với người bình thường.
>>>Xem thêm về các phương pháp đẩy lùi đột quỵ TẠI ĐÂY
Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả Để phòng ngừa đột quỵ, ngoài những phương pháp kể trên, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm nguồn gốc thảo dược cho hiệu quả bền vững lại an toàn, có thể dùng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes. Nattospes có thành phần chính là nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men - món ăn truyền thống của người Nhật có tên gọi Natto và có tác dụng làm tan cục máu đông, tăng tuần hoàn và lưu thông máu, hỗ trợ ổn định huyết áp. Tận dụng những ưu điểm này, các nhà khoa học Việt Nam đã chiết xuất nattokinase và bào chế thành công sản phẩm Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau đột quỵ; ngăn ngừa đột quỵ não tái phát.
Nattospes - Sản phẩm giúp phòng ngừa, hỗ trợ đẩy lùi đột quỵ não Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về sản phẩm Nattospes TẠI ĐÂY >>>Xem thêm kinh nghiệm cải thiện di chứng đột quỵ não của người đã sử dụng sản phẩm Nattospes TẠI ĐÂY. Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách phòng ngừa đột quỵ não và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài (MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI) 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170/ 0917230950. *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |