Cởi bỏ áp lực trong khi ăn
“Ăn thêm một miếng nữa đi. Ăn nốt bát cơm mẹ/ bố sẽ cho con xem tivi, điện thoại…” hay giục giã “Ăn nhanh lên. Nhai! Nuốt!” là những câu nói được xem là kinh điển trong mỗi gia đình có con nhỏ biếng ăn, lười ăn.
Nài nỉ cũng có, nạt nộ cũng nhiều nhưng vẫn như “đánh trận” trong bữa cơm, vô tình đẩy các bậc phụ huynh vào tình trạng ép con ăn. Việc làm này hoàn toàn sai lầm, có thể dẫn đến nhiều tác hại mà cha mẹ chưa thể nhận thức hết được.
Khi bị ép ăn, trẻ sẽ sợ hãi, ngày càng biếng ăn hơn. Ăn không hứng thú còn làm giảm khả năng hấp thụ của bé, khiến bé còi cọc, chậm lớn.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, những gia đình có cha mẹ càng ép trẻ ăn cho “tròn bữa” thì trẻ lớn lên càng có nguy cơ rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn quá nhiều sinh ra béo phì. Nguyên do là ép trẻ ăn món trẻ không muốn khiến các bé mất khả năng tự quản lý thói quen ăn uống của mình, từ đó trẻ hoặc ăn quá ít, hoặc ăn quá nhiều khi lớn lên.
Mẹ ép con ăn không chỉ gây tác dụng ngược, ngày càng biếng ăn mà còn khiến trẻ trở nên bất ổn về tâm lý, trở nên chống đối, hung hăng (Ảnh minh họa)
Hơn nữa, nếu bị ép ăn, trẻ sẽ dùng thức ăn để mặc cả với cha mẹ như tuyệt thực hay nôn ói để chọc giận người lớn, khiến mẹ phải cho quà thì mới chịu ăn. Dần dần, khi lớn lên, trẻ lại tiếp tục xem việc học, việc tự lập của mình là điều kiện mặc cả với cha mẹ.
Một hệ lụy khác mà các bậc phụ huynh không lường trước được, trẻ bị ép ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng, làm tăng lượng hormone trong cơ thể khiến các em bị dậy thì sớm, thậm chí làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ.
Đồng thời, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cùng quan điểm, khi ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng, bé sẽ ăn cháo (cơm, bột…) với cortisol, trong não bé sẽ tiết ra một loại “hormon stress” làm trẻ mệt mỏi, chán chường, kém tăng trưởng, vôi hóa khớp, trầm cảm, hung dữ và bạo lực…Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ và thậm chí là khi trưởng thành có khuynh hướng khép mình hơn.
Bí quyết giúp trẻ thèm ăn tự nhiên
Trẻ sau 1 tuổi bắt đầu học hỏi nhiều kỹ năng mới, từ đi, đứng, chạy, nói, giao tiếp đến “hiểu biết” cũng có vẻ nhiều hơn. Vì vậy, giai đoạn này, trẻ không tập trung vào ăn uống nữa mà khám phá bản thân. Tuy nhiên, trẻ và người lớn lại bị lệch pha nhất trong thời điểm này.
Đối với trẻ việc ăn uống đã trở thành thứ yếu, cái “tôi” mới bắt đầu hình thành nên càng ép càng phản kháng, nhưng ngược lại đối với người lớn, việc ăn uống vẫn được đặt lên hàng quan trọng tối ưu.
Cha mẹ nên tìm hiểu nhu cầu của trẻ qua mỗi giai đoạn phát triển, thay đổi cách chế biến, trang trí món ăn bắt mắt, đa dạng thực phẩm, đừng trộn lẫn các loại với nhau để nắm được sở thích của con, từ đó biết được con hào hứng với loại thức ăn nào.
Song song đó, hãy kiên quyết không thỏa hiệp với trẻ về thói quen ăn vặt trước bữa chính, ăn quá khuya, ăn đồ chiên rán hay đồ ngọt. Không nên sắp xếp bữa chính và bữa phụ quá gần nhau, hãy để thực phẩm có thời gian để tiêu hóa, có như vậy con mới hào hứng với bữa tiếp theo.
Bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng giúp trẻ thèm ăn tự nhiên, tăng cân đạt chuẩn, phát triển cả thể chất lẫn não bộ (Ảnh minh họa)
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hãy tập cho con thói quen ngồi ăn tập trung ngay từ ngày đầu tiên, tránh đưa con đi rong sẽ tạo thành thói quen không tốt sau này. Người lớn cần tạo cho bé thời gian để tăng các hoạt động thể chất. Cho bé vui chơi hay tham gia tập thể dục sẽ là cách để bé khỏe hơn, hạn chế thời gian xem tivi hay ngồi ì một chỗ.
Mẹ đừng quên rằng, việc tạo sự thèm ăn lành mạnh, tự nhiên ở trẻ là điều quan trọng nhất. Để làm được điều này, hãy cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cho con, vừa kích thích ngon miệng, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện thể lực như L-Lysine, kẽm, sắt, vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B9, B12), canxi, vitamin C, vitamin D, mangan, I-ốt, Magie…
Có như vậy, con yêu mới tăng cân bền vững, không “phát phì” khi dừng sản phẩm, bởi khi đáp ứng đủ dưỡng chất cơ thể sẽ được “nuôi dưỡng” từ bên trong, giúp con ăn ngon, ngủ tốt, đủ sức khỏe đương đầu với các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường
|