Người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 16/9 ra Thông điệp Liên minh(State of the Union) đầu tiên. Thông điệp này được người đứng đầu Liên minh châu Âu (EU) phát biểu trước các thành viên Nghị viện EU để đề ra ưu tiên của EU cho những năm sắp tới. Mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) là xây dựng một tương lai khỏe mạnh, số hóa và xanh; đồng thời, hình thành nên thế giới hậu COVID-19.
Các thách thức EU gặp phải rất lớn. Đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng tới châu lục, gây ra mối đe dọa về cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế vào mùa đông sắp tới. Một trong những chính sách ưu tiên của EU chính là gói cứu trợ vượt qua khủng hoảng. Trong số các chính sách ưu tiên còn có Thỏa thuận Xanh cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Các thách thức mà EU cần phải giải quyết trong thời gian tới còn có Brexit, cuộc khủng hoảng ở Belarus và Đông Địa Trung Hải,…
State of the Union là bài phát biểu thường niên của Chủ tịch Ủy ban châu Âu trước Nghị viện châu Âu thường niên vào tháng 9. Vào ngày này, Chủ tịch Ursula von der Leyen nêu những ưu tiên cho năm tới, đưa ra nhứng thách thức cấp bách nhất và đề xuất ý tưởng để hình thành nên tương lai của EU. Bài phát biểu State of the Union sẽ theo sau với phần tranh luận cùng các thành viên của Nghị viện châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) nhấn mạnh: "Tương lai là những gì chúng ta tạo dựng nên. Và châu Âu sẽ là những gì chúng ta muốn trở thành."
Chủ tịch Ủy Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ra Thông điệp Liên minh (State of the Union)
Trong Thông điệp Liên minh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đưa ra tầm nhìn cho một châu Âu lớn mạnh hơn từ đại dịch và mở ra con đường với sức sống mới. Với thế hệ tiếp theo của EU (NextGenerationEU), châu Âu sẽ có cơ hội một lần trong đời để đổi thay nhờ kiến tạo tương lai. EU có tầm nhìn, kế hoạch và sự đầu tư. Để giúp châu Âu trở nên xanh, số hóa và bền bỉ hơn, EC sẽ tập trung vào:
- Bảo vệ cuộc sống và môi trường sống ở châu Âu, đảm bảo sức khỏe cho người dân và sự ổn định của nền kinh tế.
- Tăng cường Thỏa thuận Xanh châu Âu;
- Đi đầu cải cách số hóa, đặc biệt tập trung vào công nghệ, cơ sở hạ tầng, dữ liệu.
- Tận dụng tối đa thị trường một cửa EU.
- Tiếp tục huy động ứng phó toàn cầu trước đại dịch COVID-19 trong khi thế giới đang chờ đợi một loại vắc-xin an toàn, dễ tiếp cận và giá cả phải chăng.
- Phản ứng quyết đoán hơn trước các sự kiện toàn cầu và làm sâu sắc quan hệ giữa EU với các đối tác thân cận và đối tác toàn cầu.
- Một phương pháp giải quyết mới đối với vấn đề di cư, thận trọng trước các quy định và xây dựng một khối không có sự phân biệt chủng tộc hay phân biệt đối xử.
Chủ tịch EC đề ra mục tiêu giảm 55% khí nhà kính vào năm 2030, cao hơn mục tiêu hiện hành (40%). Trọng tâm sứ mệnh European Grean Deal (Thỏa thuận Xanh châu Âu) là biến châu Âu trở thành lục địa không phát thải carbon vào năm 2050.
Vượt qua đại dịch COVID-19
Đối với các biện pháp phòng COVID-19, bà Leyen cho biết đã làm việc với ngành công nghiệp châu Âu để tăng sản lượng khẩu trang, găng tay, xét nghiệm và máy trợ thở. Cơ chế bảo vệ công dân EU cho phép bác sĩ từ Romania có thể sang điều trị cho bệnh nhân ở Italy hoặc Latvia có thể gửi khẩu trang sang cho các quốc gia Baltic.
"Chúng ta cần xây dựng một Liên minh Sức khỏe châu Âu", Chủ tịch EC nhấn mạnh. "Chúng ta cần mái nhà tương lai chương trình EU4Health (EU vì Sức khỏe) mới." và đề xuất cấp thêm nguồn vốn cho chương trình này. "Chúng ta cần tăng cường khả năng chuẩn bị đối phó với khủng hoảng và quản lý hiểm họa y tế xuyên biên giới". EC đề xuất tăng cường năng lực của Cơ quan Y tế châu Âu và Trung tâm kiểm soát bệnh tật châu Âu (ECDC). Bước thứ hai, xây dựng BARDA, cơ quan nghiên cứu và phát triển y sinh học tiên tiến của châu Âu để hỗ trợ năng lực sẵn sàng ứng phó với hiểm họa và tình trạng khẩn cấp xuyên biên giới.
Bà cho biết sẽ cùng với Thủ tướng Italy (trên cương vị Italy sẽ là chủ tịch G20) chủ trì Thượng đỉnh Y tế Toàn cầu vào năm 2021 ở Italy.
Chương trình SURE sẽ hỗ trợ lực lượng lao động. Châu Âu cho tới nay đã tránh được nạn thất nghiệp hàng loạt nhờ thực tế 40 triệu người đăng ký các công việc ngắn hạn hay bán thời gian. 16 nước ở EU sẽ sớm nhận được 90 tỷ euro từ chương trình SURE của Ủy ban châu Âu để hỗ trợ nhân công và các công ty. Từ Lithuania cho tới Tây Ban Nha, chương trình này sẽ mang lại sự bình yên đến cho các gia đình cần tới thu nhập để sinh hoạt hay thuê nhà. Nó sẽ tạo ra hàng triệu việc làm, thu nhập và quyền doanh nghiệp trên khắp Liên minh châu Âu.
Ngoài đề ra khung lương tối thiểu, EU còn hứa hẹn sẽ tạo ra sự ổn định cho các nền kinh tế, linh hoạt các quy định quỹ châu Âu và quỹ hỗ trợ quốc gia, có thể ủy quyền hơn 3.000 tỷ euro hỗ trợ các công ty và ngành nghề: từ ngư dân ở Croatia cho tới những người nông dân ở Hy Lạp, cho tới cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Italy và những người làm nghề tự do ở Đan Mạch. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ đưa ra quyết định thông qua chương trình PEPP.
EU và cuộc đua vắc-xin COVID-19 toàn cầu
Thời điểm này, EU đang xúc tiến ứng phó toàn cầu với COVID-19. Cùng với xã hội dân sự, G20 (nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới), WHO cùng các tổ chức quốc tế khác, EU đã đưa hơn 40 nước lại cùng nhau để quyên góp 16 tỷ euro cấp vốn cho nghiên cứu vắc-xin, xét nghiệm và điều trị COVID-19 trên toàn thế giới. Đây là sức mạnh hội tụ biến thành hành động chưa từng có của EU.
Nhưng tìm ra một loại vắc-xin là chưa đủ, cần phải đảm bảo rằng công dân châu Âu và người dân trên toàn thế giới tiếp cận được với vắc-xin.
Chỉ trong tháng này, EU đã gia nhập liên minh vắc-xin toàn cầu COVAX và đóng góp 400 triệu euro để hỗ trợ đảm bảo vắc-xin an toàn đến được với không chỉ người có đủ khả năng mua vắc-xin mà tất cả những ai cần vắc-xin. "Chủ nghĩa dân tộc vắc-xin đặt mạng sống vào hiểm nguy. Hợp tác về vắc-xin góp phần cứu mạng người dân", Chủ tịch EC von der Leyen nhấn mạnh.