Giải pháp cho trẻ chậm tăng cân

03-03-2021 16:15 | Y học 360
google news

SKĐS - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm tăng cân như biếng ăn, kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa, ít vận động. Vậy phải làm sao để bé hết chậm tăng cân và phát triển tối ưu?

image001

Ảnh minh họa

Đau đầu vì con mãi không tăng cân

Trẻ chậm tăng cân là vấn đề khiến nhiều mẹ “bỉm sữa” đau đầu, nhìn “con nhà người ta” tăng cân vù vù mà con mình vẫn thấp bé, nhẹ cân, mẹ nào cũng lo lắng sốt ruột. Lúc này, mẹ cần đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời giúp trẻ phát triển toàn diện.

Trẻ chậm tăng cân kéo dài khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, sức đề kháng kém và dễ bị ốm. Tùy từng độ tuổi mà cân nặng, chiều cao của trẻ khác nhau.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân ở 6 tháng tuổi chủ yếu là do bú mẹ kém. Mẹ cần xem tư thế cho con bú đã đúng chưa, sữa đủ không?…

Trẻ trên 7-12 tháng tuổi đang bắt đầu ăn dặm. Mẹ nên chú ý chế độ ăn của bé đã phù hợp với độ tuổi chưa, khẩu vị con ra sao, có vấn đề gì về tiêu hóa không.

Trẻ trên 12 tháng tuổi đã nghịch ngợm, hay mải chơi quên ăn, mất tập trung khi ăn, dễ bị mắc bệnh lý về đường tiêu hóa, răng hàm miệng. Do vậy, phụ huynh cần chú ý đến khẩu phần của con sao cho đủ chất và đúng cách.

8 giải pháp cho bé chậm tăng cân

Bố mẹ cần biết trẻ biếng ăn, tăng cân chậm do nguyên nhân nào để có biện pháp cải thiện. Sau đây là những giải pháp được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định tới cân nặng và sự phát triển của trẻ. Muốn bé tăng cân tốt là phải cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu thịt, trứng, sữa, rau củ, chất béo và chế biến đa dạng, thực đơn luân phiên để trẻ hào hứng, không chán ngán. Mẹ có thể tham khảo thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân hay các món cháo cho trẻ chậm tăng cân trên mạng internet để con yêu “lớn nhanh như thổi”.

Bổ sung vitamin từ nhiều nguồn dinh dưỡng

Để thúc đẩy quá trình cải thiện cân nặng của trẻ thì bố mẹ nên bổ sung cho con vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa cơ bản của cơ thể. Bổ sung vitamin và khoáng chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau vừa cung cấp cho trẻ đầy đủ vi chất giúp bé tiêu hóa tốt, phát triển xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ tăng chiều cao, trí não, hạn chế nguy cơ còi xương, thấp còi, suy dinh dưỡng.

Không quên bổ sung chất béo

Chất béo đóng vai trò quan trọng, cung cấp năng lượng cho cơ thể, phục vụ cho các hoạt động hằng ngày của trẻ. Bởi vậy, thực đơn hằng ngày của trẻ phải có chất béo tốt, mẹ nên sử dụng dầu ăn dành riêng cho trẻ em - loại dầu thực vật, chất béo không bão hòa để đảm bảo sức khỏe cho con. Mỗi chén cơm hay cháo của bé, mẹ nên bổ sung 1 muỗng (thìa) dầu hoặc mỡ trẻ em những loại dầu thực vật giúp trẻ ăn ngon miệng và nhiều năng lượng.

Chia nhỏ bữa ăn và không nên ép bé ăn

Nhiều bố mẹ cho rằng việc cố cho trẻ ăn hết khẩu phần sẽ giúp con có đủ chất và nhanh lớn hơn nên thường ép trẻ ăn lượng lớn thức ăn. Việc ép ăn có thể khiến trẻ bị nôn trớ, đặc biệt bé sẽ mang tâm lý sợ hãi và ám ảnh mỗi khi đến bữa ăn.

Thay vào đó, bố mẹ nên cho con ăn lượng vừa đủ và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu như trước đây, trẻ chỉ ăn 3 bữa chính thì giờ có thể tăng lên khoảng 5 – 6 bữa trong ngày. Điều này vừa làm giảm áp lực cho bé vào bữa chính vừa giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, lại hạn chế được sự biếng ăn của trẻ.

Để bé tự nhai, không nên  xay nhuyễn thức ăn

Khi trẻ mọc đủ răng hoặc có thể tự nhai nuốt, mẹ hãy để bé tự nhai. Quá trình nhai sẽ giúp bé cảm nhận được hương vị thức ăn, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa tiết nhiều enzym hơn để tiêu hóa thức ăn. Nếu mẹ còn xay nhuyễn thức ăn sẽ khiến bé lười nhai, kén ăn.

Không nên tự ý cho bé dùng “thuốc bổ”

Thuốc bổ cho trẻ chậm tăng cân chứa các thành phần giúp tăng sức đề kháng, bổ sung các vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết mà trẻ đang thiếu hụt, giúp trẻ tăng trưởng đều đặn, toàn diện và cân đối.

Ngoài ra, thuốc bổ cho bé chậm tăng cân còn có công dụng kích thích hệ tiêu hóa sản sinh ra các emzym, giúp bé ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn. Từ đó hấp thụ tốt các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ tích trực trong việc tăng cân và chiều cao, tăng sức đề kháng, ít bị ốm vặt. Tuy nhiên, dùng thuốc bổ cho trẻ chậm tăng cân như thế nào mới đúng cách thì phụ huynh cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, không được tự ý cho trẻ sử dụng.

Cho bé vận động, tập thể dục thường xuyên

Hoạt động thể chất không chỉ giúp cơ thể đốt cháy calo, thải trừ chất độc, phát triển chiều cao mà còn giúp trẻ kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn. Bố mẹ nên khuyến khích con nên luyện tập thể thao hoặc tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời cùng bạn bè như đạp xe, bóng rổ, bơi lội, võ thuật, … các trò chơi còn tạo điều kiện để trẻ sáng tạo, tư duy, phát triển trí não, trẻ vui tươi, lạc quan hơn.

Bổ sung lợi khuẩn, tăng cường hệ tiêu hóa

Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp bé tăng cân đều đặn và an toàn. Cha mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng số lượng vi khuẩn có lợi, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp bé hay ăn chóng lớn, tăng cân nhanh, tăng sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn 

image003

GPQC số: 02004/2019/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn