Giải pháp cho tình trạng trĩ tái đi tái lại không dứt

24-05-2021 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - “Cứ chữa xong rồi đâu lại vào đấy” là nỗi ám ảnh của rất nhiều người khi chẳng may mắc trĩ. Chìa khóa cho vấn đề này là phải có phác đồ điều trị toàn diện để vừa chấm dứt các triệu chứng khó chịu, đồng thời xử lý “tận gốc” căn nguyên gây bệnh.

 

Trĩ dễ mắc nhưng khó chữa và dễ tái lại (Ảnh minh họa)

Lời “chia tay”  khó nói với… trĩ

Đã từng mổ cắt trĩ, chị H.T.H (Yên Bái) không thể ngờ gần 2 năm sau đó, các triệu chứng của bệnh quay trở lại. Những cơn đau rát ở hậu môn “nhắc nhở” về căn bệnh đã từng khiến chị khốn khổ nhiều năm trước.

“Điều trị xong là mình nghĩ từ giờ có thể yên tâm rồi nên ăn uống vô tội vạ.” Hậu quả là một thời gian sau chị lại bị táo bón (nguyên nhân gây ra trĩ ở lần trước) và tiếp tục rơi vào vòng lặp: Táo bón dẫn tới trĩ.

Nhận định về tình trạng của chị H., Tiến sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn (Phó Giám đốc, Trưởng khoa Ngoại - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) cho hay: Đa phần các trường hợp tái phát sau khi điều trị trĩ là do không xử lý triệt để nguyên nhân sinh ra búi trĩ mà chỉ mới dừng lại ở việc xử lý các triệu chứng khó chịu, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng thêm.

 

Muốn xử lý triệt để trĩ phải đi từ nguyên nhân gây ra tình trạng này (Ảnh minh họa)

Đây là bệnh lý xuất phát từ sự giãn ra quá mức của đám rối tĩnh mạch trong ống hậu môn, khiến máu không thể lưu thông dẫn tới sự hình thành của các búi trĩ. Và các yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng này thường là do: táo bón/tiêu chảy; chế độ ăn uống thiếu khoa học (nhiều thịt, ít rau xanh); thói quen ngồi lâu một chỗ làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng; mắc một số bệnh lý về đại tràng như viêm đại tràng mạn tính, u đại trực tràng; ảnh hưởng của việc mang thai, sinh đẻ…

Để chặn hết đường quay lại của trĩ, người bệnh phải tìm được căn nguyên dẫn tới trĩ để có biện pháp can thiệp hợp lý. Đơn cử như câu chuyện của chị H ở trên, nguyên nhân sâu xa dẫn tới trĩ là do tình trạng táo bón kéo dài. Do đó sau khi đã điều trị thành công xử lý được búi trĩ, chị H cần tiếp tục có các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng táo bón. Có như vậy thì trĩ mới được loại bỏ “tận gốc”, chứ không chỉ mỗi phần “ngọn”.

Phác đồ điều trị trĩ toàn diện: Xử lý trĩ từ căn nguyên

Trăn trở với nỗi ám ảnh trĩ tái phát của nhiều người bệnh, bác sĩ Lê Minh Sơn luôn cố gắng truy tìm chính xác nguyên nhân dẫn tới trĩ để từ đó lên phác đồ điều trị bài bản.

Căn cứ vào 2 yếu tố chính: tình trạng bệnh và nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó trĩ mức độ nhẹ sẽ kết hợp giữa điều trị nội khoa (uống thuốc) với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Trĩ mức độ nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài nhiều thì phải mổ mới hết.

Tiếp đó tùy vào căn nguyên gây ra trĩ, người bệnh sẽ tiếp tục điều trị. Chẳng hạn như chị H trong câu chuyện ở phần đầu của bài viết sau khi xử lý xong búi trĩ ở lần điều trị thứ 2 thì bắt đầu điều trị tiếp táo bón theo chỉ định của bác sĩ. Chị được chỉ định uống thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ. “Mình sợ lắm rồi, không dám ăn uống vô tội vạ nữa. Để ngăn chặn táo bón ngày nào mình cũng uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và tập thể dục.”

Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị trĩ

Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Minh Sơn, cần tránh để bệnh trĩ tái đi tái lại nhiều lần vì ở những lần sau, bệnh sẽ càng ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn lần trước. Chưa kể người bệnh phải chịu đau đớn, khó chịu nhiều lần, tốn kém tiền bạc và thời gian. Nên chủ động thăm khám và xử lý tận gốc trĩ ngay từ đầu, đừng để căn bệnh khó chịu này ám ảnh bạn suốt đời!

Đăng ký để được tư vấn miễn phí về tình trạng trĩ và nhận ưu đãi thăm khám, điều trị qua tổng đài 1900 5588 96 hoặc tại đây 


Ý kiến của bạn