Rụng tóc ở phụ nữ có phải là điều bình thường?
Thật sai lầm khi quan niệm cho rằng bị rụng tóc là một vấn đề đơn giản. 40% phụ nữ bị rụng tóc tạm thời, một số khác thì mái tóc đang thưa mỏng hơn bình thường, trong khi một số người lại bị rụng tóc làm thưa mỏng tóc rộng dần ở vùng giữa của da đầu, có những người bị hói đầu rõ rệt ở đỉnh đầu. Không giống như nam giới, phụ nữ hiếm khi bị thưa mỏng tóc xuất phát ở vùng chân tóc.
Ở da đầu của mỗi người trung bình có khoảng 100.000 sợi tóc. Mỗi nang lông tạo ra một sợi tóc mọc ở mức một nửa inch (1,22 cm) mỗi tháng. Sau khi phát triển trong thời gian 2-6 năm, tóc sẽ dừng phát triển một thời gian rồi rụng. Những sợi tóc rụng đi sẽ sớm được thay thế bằng những sợi tóc mới, Chu kỳ cứ lặp lại như vậy. Tại bất kỳ thời điểm nào, 85% sợi tóc đang phát triển, còn lại là những sợi tóc phát triển hết mức và không phát triển nữa gọi là “tóc nghỉ hưu”.
Khi có nhiều sợi tóc rụng là dấu hiệu rụng tóc bất thường
Bởi vì “tóc nghỉ hưu” thường xuyên rơi ra nên hầu hết mọi người sẽ bị rụng khoảng 50-100 sợi mỗi ngày. Bạn thường sẽ tìm thấy một vài sợi tóc rụng vương trong bàn chải tóc của bạn hoặc trên quần áo của bạn, thì đó là rụng tóc bình thường
Rụng tóc bất thường có thể xảy ra trong một số trường hợp. Bạn có thể nhận thấy số lượng tóc lớn rơi ra khi bạn gội đầu hoặc chải tóc. Hoặc tóc của bạn có thể mỏng dần theo thời gian. Các trường hợp tóc rụng nhiều hơn bình thường được coi là bị chứng rụng tóc. Nếu bạn lo ngại về sự thay đổi mái tóc của bạn, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra, xác định nguyên nhân.
Chứng rụng tóc ở phụ nữ có thể được kích hoạt bởi nhiều nguyên nhân về sức khỏe khác nhau. Trong nhiều trường hợp, tóc sẽ mọc trở lại một khi các nguyên nhân được khắc phục. Do vậy, khi bạn nhận thấy dấu hiệu bất thường thì nên đi gặp bác sĩ.
Điều gì dẫn đến rụng tóc?
Rụng tóc do vấn đề ở tuyến giáp: Tuyến giáp là một tuyến hình bướm ở phía trước cổ. Nó sản sinh hormon điều tiết nhiều quá trình trong cơ thể. Nếu tuyến giáp sản sinh hormone giáp quá nhiều hoặc quá ít thì chu kỳ phát triển của tóc có thể chậm lại. Nhưng với những bệnh nhân này thì rụng tóc hiếm khi là dấu hiệu duy nhất báo hiệu tuyến giáp có vấn đề. Mà thường kèm theo các triệu chứng khác bao gồm tăng hoặc giảm cân, nhạy cảm với lạnh hoặc nhiệt, và những thay đổi trong nhịp tim…
Rụng tóc do hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) sẽ bị mất cân bằng hormon mạn tính. Cơ thể tiết ra nội tiết tố androgen hơn dự kiến. Điều này thường gây ra tình trạng mọc nhiều lông lên trên mặt và cơ thể, trong khi đó thì mái tóc mọc thưa hơn.
Hói đầu do hệ thống miễn dịch bị “nhầm lẫn”: Rụng tóc từng vùng gây ra tình trạng tóc rơi ra thành từng mảnh khác thường. Nguyên nhân chính là do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã tấn công nhầm các nang tóc khỏe mạnh (một dạng bệnh tự miễn). Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng này không phải là vĩnh viễn. những mảng hói này thường mọc trở lại trong 6 tháng đến một năm. Trong trường hợp hiếm gặp, có người còn có thể bị rụng hói tất cả tóc trên da đầu và rụng hết lông trên toàn bộ da cơ thể của họ.
Rụng tóc do nấm tóc: Khi bị nấm ở vùng da đầu (nấm tóc, chốc đầu, ghẻ tóc..) sẽ có thể gây nên tình trạng riêng biệt của rụng tóc và kèm theo ngứa, các mảng da đầu hói tròn.
Rụng tóc do sinh sản: Một số phụ nữ có thể nhận thấy tóc của họ có vẻ mọc dày hơn trong khi mang thai. Đó là nhờ vào mức độ cao của hormone đã làm tóc mới sinh nhiều hơn trong tóc già rụng đi, nhưng chỉ là tạm thời. Sau khi sinh con, khi lượng hormone trở lại bình thường, sự thay đổi hormon này khiến cho tóc sẽ bị rụng đi một cách nhanh chóng. Điều này có thể gây rụng rất nhiều tóc một lúc. Và có thể phải sau hai năm thì mái tóc mới phục hồi trở lại bình thường.
Rụng tóc do dùng thuốc: Một tác dụng phụ ít được biết đến của thuốc tránh thai là nguy cơ gây rụng tóc. Các hormon ức chế rụng trứng có thể khiến tóc rụng và thưa mỏng ở một số phụ nữ, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình của chứng rụng tóc (hói đầu). Đôi khi rụng tóc lại bắt đầu khi ngừng dùng các thuốc tránh thai này. Ngoài ra thì các thuốc khác có liên quan đến rụng tóc bao gồm: thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chữa các bệnh tim, viêm khớp và trầm cảm.
Rụng tóc do ăn kiêng quá mức: Với một chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, thì có thể giảm được nhiều khối lượng cơ thể. Nhưng khi giảm hơn 7kg thể trọng thì khoảng 3-6 tháng sau có thể sẽ bị rụng tóc. Nếu chế độ ăn quá ít protein hoặc quá nhiều vitamin A cũng có thể gây rụng tóc. Với những trường hợp này thì tóc sẽ mọc trở lại bình thường nếu duy trì trở lại một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng.
Rụng tóc do stress mạnh: Khi bị stress mạnh về thể chất hoặc tâm lý cũng có thể gây ra rụng tóc đột ngột đến một nửa hoặc ba phần tư lượng tóc trên đầu. Tình trạng rụng tóc do nguyên nhân này có thể kéo dài từ 6 đến 8 tháng.
Các giải pháp cho mái tóc khỏe đẹp
Thuốc: Trường hợp dụng tóc do bệnh lý liên quan (nấm tóc, rối loạn hormon nội tiết, bệnh tự miễn,…) thì sau khi khám xác định nguyên nhân, các bác sĩ có thể sẽ dưa ra các liệu pháp điều trị căn nguyên gốc, từ đó mà cải thiện được tình trạng rụng tóc. một trong các thuốc chữa rụng tóc đã được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mĩ chấp thuận là minoxidil. Nó có thể làm chậm hoặc ngăn chặn rụng tóc ở hầu hết phụ nữ và có thể giúp tóc mọc trở lại trong lên đến một phần tư những người sử dụng nó. Nhưng hiệu quả thường không duy trì nếu ngừng sử dụng thuốc.
Đối với phụ nữ rụng tóc từng vùng (bệnh tự miễn), thì các thuốc corticosteroid có thể giúp mọc lại tóc. Nhưng cần phải tuân theo chỉ dẫn và theo dõi nghiêm ngặt của thầy thuốc. Và nếu rụng tóc do sự thiếu hụt dinh dưỡng, tóc thường mọc trở lại của mình sau khi bổ xung cải thiện nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Có thể sử dụng bài thuốc kinh nghiệm dân gian với thảo dược từ thiên nhiên như sau: lấy khoảng 0,5kg nha đam, gọt bỏ vỏ xanh, xay nhuyễn cùng với khoảng 3 thìa mật ong (hoặc dầu oliu). Xay xong chắt lấy nước (được khoảng 300ml nước ép) rồi phun hết lên tóc, da đầu và để tóc khô, sau đó mới xả lại bằng nước (không nên đắp cả bã vì nó bám rất bết tóc), mỗi ngày thực hiện 1 lần. Sau khoảng gần 2 tuần thì tháy hiệu quả rõ rệt, tóc láng mượt hơn, chắc khỏe hơn, giảm hẳn rụng tóc và tóc mới mọc thêm nhiều.
Điều trị rụng tóc bằng chiếu tia Laser: Thiết bị phát ra ánh sáng laser năng lượng thấp có thể kích thích tăng trưởng tóc để giúp chống lại mái tóc mỏng. Ở các nước phát triển, các thiết bị này thường có sẵn trong một số phòng khám. Một thiết bị đã được FDA chấp thuận cho cả nam giới và phụ nữ bị rụng tóc, dựa trên một nghiên cứu cho thấy hiệu quả trong những người được thử nghiệm nó. Tuy nhiên, phải mất 2-4 tháng mới cho kết quả.
Cấy ghép tóc: Một phương pháp nữa cũng có thể được áp dụng là cấy ghép “tóc giống” mới. Phương pháp này dùng tóc của người hiến tóc để cấy lên vùng da đầu bị hói.. Vấn đề là, nguồn “tóc giống” hiến tặng thường hiếm vì khó đáp ứng để phù hợp với người nhận