Giải pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là đồng bào dân tộc thiểu số

28-10-2023 13:21 | Xã hội
google news

SKĐS - Thực hiện Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Hà Giang đã thực hiện nhiều giải pháp giúp người cao tuổi là đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao sức khỏe.

Theo thống kê, toàn tỉnh Hà Giang có gần 77.000 người cao tuổi, chiếm 8,62% dân số, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Đa số người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, mắc nhiều bệnh mạn tính, nhiều người cần được trợ giúp y tế can thiệp phục hồi chức năng...

Để chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng này, ngành y tế tỉnh thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe, giúp người cao tuổi sống vui, khỏe, có ích.

Chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh cũng là một nội dung thuộc Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Giải pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là đồng bào dân tộc thiểu số- Ảnh 1.

Bác sĩ tư vấn, khám sức khỏe cho người cao tuổi ở Hà Giang.

Hiện toàn tỉnh đã có 82.644 người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, chiếm 99,89%. Trong 6 tháng đầu năm 2023 đã khám, chữa bệnh cho 42.953 lượt người cao tuổi với tổng số tiền chi trả bảo hiểm y tế là 75.899 triệu đồng.

Các chính sách pháp luật về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện hiệu quả, nhất là đối với các đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại tất cả các cơ sở y tế ở các tuyến trong tỉnh.

Hiện tại 100% các trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực đã triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý theo dõi sức khỏe người cao tuổi; thực hiện khám, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi không có điều kiện đến cơ sở y tế. Công tác lập hồ sơ quản lý các bệnh mạn tính cho người cao tuổi với 51.532 người cao tuổi được lập hồ sơ theo dõi, quản lý, chiếm 62,28%; có 19.889 người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, chiếm 24%...

Những hoạt động trên của ngành y tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, nhất là người cao tuổi neo đơn, người cao tuổi thuộc diện nghèo là đồng bào thiểu số, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm và tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Nghệ An: Nỗ lực cải thiện sức khỏe cho người dân tộc thiểu sốNghệ An: Nỗ lực cải thiện sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

SKĐS - Để người dân tộc thiểu số trên địa bàn Nghệ An hiểu rõ về vấn đề sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, các viên chức, cộng tác viên dân số không quản khó khăn "đi từng ngõ, gõ từng nhà", gặp ở đâu tuyên truyền ở đó để người dân tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khó khăn trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho đồng bào dân tộc miền núi.


Bình An
Ý kiến của bạn