Giải pháp an toàn cho bệnh viêm da cơ địa mùa COVID

02-10-2021 10:01 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Viêm da cơ địa thường gọi là eczema là bệnh viêm da cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Bệnh dễ tái phát, vì vậy trong dịch COVID-19, người bệnh cần phòng ngừa cẩn thận.

Cách ngừa viêm da cơ địaCách ngừa viêm da cơ địa

SKĐS - Xin hỏi bác sĩ con nhà em 3 tuổi, cháu hay bị sẩn ngứa ở đùi và môi. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm da cơ địa và cho thuốc uống và bôi nhưng chỉ đỡ và không khỏi hẳn. Xin hỏi bác sĩ có cách nào tìm đúng căn nguyên của bệnh để đề phòng không ạ?

Khô da, ban đỏ, ngứa là các triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa có mấy giai đoạn?

Thông thường người ta chia viêm da cơ địa ra thành 3 giai đoạn là cấp tính, bán cấp tính và mạn tính.

Giai đoạn cấp tính: Biểu hiện là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, khi bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khư trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình.

Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.

Giai đoạn mạn tính: Da dày thâm do ngứa gãi nhiều, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau.

Bệnh nhân có thể có các bệnh khác kết hợp như hen, viêm mũi dị ứng hoặc có các triệu chứng khác như viêm kết mạc mắt, chứng vẽ nổi (dermographism), bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông

Thông thường người ta chia viêm da cơ địa ra thành 3 giai đoạn là cấp tính, bán cấp tính và mạn tính.

Thông thường người ta chia viêm da cơ địa ra thành 3 giai đoạn là cấp tính, bán cấp tính và mạn tính.

Giải pháp an toàn cho những người bị viêm da cơ địa

- Trước hơn hết là mọi người cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc an toàn trong phòng chống dịch COVID-19.

- Thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ; hạn chế sử dụng điều hòa, đảm bảo thông thoáng không khí.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ hàng ngày bằng các dung dịch tẩy rửa thông thường. Khi lau sàn nhà thì tốt nhất nên dùng giẻ, khăn hoặc cây lau sàn ẩm (không nên để khô) để loại bỏ bụi và các chất được phát tán bề mặt.

- Những vật liệu thảm nhà, bề mặt nệm sofa bằng sợi vải thô, dài khó để làm sạch; bề mặt đá lát nền, gỗ hoặc những bề mặt nhám nên được thay thế hoặc loại bỏ tối đa ở môi trường sinh hoạt. Nếu thấy không thực sự cần thiết thì hãy bỏ đi thảm nhà, nệm, rèm cửa, gấu bông, gối ôm và những độ trang trí lặt vặt khác hoặc chuyển đổi sang loại ra giường nệm, gối ôm bằng sợi tổng hợp với sợi bện khít

- Sử dụng máy hút bụi nên thực hiện một cách thường xuyên,

- Chăn màn, khăn tắm cũng nên được giặt giũ và làm sạch với nước nóng thường xuyên. Tốt nhất là mỗi tuần và với nhiệt độ tối thiểu là khoảng 55 độ C.

Đeo găng tay khi tiếp xúc với nước, các hóa chất công nghiệp, tiếp xúc thức ăn như thịt cá, bột mì là giải pháp an toàn cho người bị viêm da cơ địa.

Đeo găng tay khi tiếp xúc với nước, các hóa chất công nghiệp, tiếp xúc thức ăn như thịt cá, bột mì là giải pháp an toàn cho người bị viêm da cơ địa.

- Vệ sinh màng lọc các thiết bị máy lọc, điều hòa, máy quạt thường xuyên. Ít nhất là mỗi 3 tháng một lần.

- Có thể sử dụng những sản phẩm sát khuẩn tay nhanh thay vì sử dụng xà phòng nếu da không có vết bẩn nhìn thấy mà cần phải rửa

- Đeo găng tay khi tiếp xúc với nước, các hóa chất công nghiệp, tiếp xúc thức ăn như thịt cá, bột mì…

- Luôn sử dụng dưỡng ẩm, đặc biệt vào thời điểm sau tắm, rửa, sau khi sử dụng các dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

- Vệ sinh chăm sóc cá nhân đều đặn với các sản phẩm nhẹ dịu. Tránh những thành phần thường gây kích ứng, dị ứng da như: hương liệu, chất bảo quản như formaldehyde, isothiazolinones, cocamidopropyl betaine, sodium lauryl sulfate…

- Trong giai đoạn ban đầu gặp phải vấn đề ban da, ngứa có thể sử dụng những sản phẩm dưỡng có chứa các chất làm dịu da, giảm viêm được thiết kế nhỏ gọn có thể là lựa chọn tốt và không giới hạn số lần thoa mà bạn có thể luôn mang theo bên mình được.

- Giữ ấm cơ thể, tập thể dục đều đặn, ăn chín, uống sôi và đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxi hóa và kẽm như cá hồi, hàu, các loại quả mọng, các loại hạt khô, các loại rau sậm màu… Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, thức ăn nhanh…

Xem video được quan tâm:

Hướng dẫn cách ly tại nhà cho F0, F1 người cao tuổi, người khuyết tật


BS Nguyễn Tiến
Ý kiến của bạn