Lần đầu tiên tôi được trao cho một cô gái 17 tuổi, Malala - khôi nguyên trẻ nhất trong lịch sử 114 năm giải Nobel Hòa bình. Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland tuyên bố: “Trẻ em phải được đến trường và không thể bị bóc lột để kiếm tiền”. Ông nhấn mạnh: “Dù trẻ tuổi, Malala đã chứng tỏ rằng trẻ em và thanh niên cũng có thể đóng góp vào việc cải thiện tình trạng của chính mình. Cô đã cố gắng làm được trong điều kiện hiểm nguy nhất”. Cô bé người Pakistan Malala trở nên nổi tiếng sau khi thoát chết dưới tay phe Taliban đúng hai năm trước, vào ngày 9/10/2012, lúc mới 15 tuổi. Malala đấu tranh cho quyền được học hành của trẻ em gái, nên phe này kết tội cô là gây hại đến đạo Hồi. Chiếc xe chở học sinh hôm đó bị chặn lại, cô lĩnh một viên đạn vào đầu. Được mổ cấp cứu tại Pakistan rồi đưa sang Anh chữa trị, Malala ra khỏi tình trạng hôn mê 6 ngày sau và vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu. Hiện nay, sống tại Birmingham, quản lý một quỹ mang tên mình, Malala từng tự tin lên tiếng trên diễn đàn Liên hợp quốc, xuất bản một cuốn tự truyện và từng là khách mời của Nữ hoàng Anh. Tại Pakistan, quê hương của Malala, người ta tránh đề cập đến giải thưởng này. Đối với Malala, thách thức lớn nhất của cô là làm sao cho đất nước Pakistan chấp nhận cuộc đấu tranh mà cô theo đuổi. Trong nước, cô vẫn bị một bộ phận bảo thủ của xã hội chỉ trích. Ấy là chưa kể đến sự hiện diện của các mật vụ Taliban. Chính vì lý do đó mà mọi biểu hiện ủng hộ Malala đều rất nguy hiểm.
Sự kiên cường của Malala khiến tôi phải cúi đầu. Chính Malala đã làm danh giá cho giải Nobel Hòa bình. Tôi hiểu, điều quan trọng với Malala là mục tiêu giúp trẻ em gái nước cô quyền được đến trường, chứ không phải tiếng tăm, sự tung hô của dư luận.
Giải Nobel Hòa Bình 2014