Giải mã cái chết bí ẩn của công chúa Ai Cập

21-09-2011 08:05 | Thời sự
google news

Ai Cập luôn gắn với những câu chuyện đầy bí ẩn không chỉ về sự tồn tại của những công trình kiến trúc cổ vĩ đại như kim tự tháp, mà còn gắn với sự tồn tại của các triều đại Pharaong đầy quyền lực trong lịch sử.

Ai Cập luôn gắn với những câu chuyện đầy bí ẩn không chỉ về sự tồn tại của những công trình kiến trúc cổ vĩ đại như kim tự tháp, mà còn gắn với sự tồn tại của các triều đại Pharaong đầy quyền lực trong lịch sử. Một trong những điều bí ẩn đối với các nhà khoa học và giới khảo cổ học khi nghiên cứu về Ai Cập cổ xưa, đó là cuộc đời của những thành viên trong gia đình các Pharaong mà đáng chú ý là số phận của những công chúa trong lịch sử Ai Cập cổ.

Phần lớn các Pharaong của Ai Cập và các thành viên trong gia đình hoàng tộc Ai Cập đều qua đời khi tuổi còn rất trẻ. Một trong những nguyên nhân được làm rõ là do hiện tượng đột biến gen dẫn tới nhiều căn bệnh lạ - hậu quả của tình trạng kết hôn cùng huyết thống. Tuy nhiên, cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong gia đình các Pharaong. Nghiên cứu bằng công nghệ chụp Xquang và công nghệ phân tích gen lấy từ các xác ướp, các nhà khoa học thuộc Trường đại học California, Irvine, Mỹ đã lần lượt làm rõ nguyên nhân dẫn tới cái chết của các xác ướp được cho là xác ướp của con gái các Pharaong khai quật được từ lăng mộ tại thung lũng các vị vua của Ai Cập.

Một trong những xác ướp nổi tiếng được xác nhận là xác ướp của công chúa Ahmose - Meryet - Amon.                           

Ahmose - Meryet - Amon là vị công chúa sống vào thời điểm khoảng 3.500 năm trước. Các kết quả xét nghiệm xác ướp của công chúa này cho thấy: Bà đã mất bởi căn bệnh tim mạch mà ngày nay y học hiện đại có thể dễ dàng khắc phục  bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên vào thời đó, y học chưa phát triển và căn bệnh tim mạch đã khiến công chúa  Ahmose - Meryet - Amon chết khi bà chưa đầy 40 tuổi.

 Chụp Xquang cho thấy tình trạng lắng đọng canxi và chất cặn trong cơ thể công chúa Ahmose – Meryet – Amon tập trung tại các động mạch vành tại các vị trị được đánh dấu là RCA và LCA.

Đây thực chất là căn bệnh tắc nghẽn mạch máu có thể dẫn tới các cơn đau tim đột ngột, với biểu hiện co thắt mạnh ở phần ngực gây khó thở và tử vong nhanh chóng cho người bệnh.

Nghiên cứu kỹ về những yếu tố dẫn tới nguyên nhân căn bệnh của Ahmose - Meryet - Amon, các nhà khoa học tại Trường đại học California đã phát hiện chính chế độ ăn uống thiếu khoa học là thủ phạm gây ra chứng xơ vữa động mạch, tắc mạch máu của công chúa  Ahmose - Meryet - Amon. Thực phẩm chứa nhiều canxi và chất cặn dẫn tới tình trạng lắng đọng canxi trong cơ thể gây ra sự tắc nghẽn trong các mạch máu. Đây cũng là hiện tượng được phát hiện tại hơn 20 xác ướp khác cũng được khai quật từ các kim tự tháp cổ của Ai Cập. Tuy nhiên, có nhiều xác ướp khác, trong đó phải kể tới xác ướp của vị công chúa đầu tiên được xác nhận tử vong do bệnh xơ vữa động mạch vành được khai quật tại Thebes, Ai Cập (thành phố trung tâm của Ai Cập cổ đại nằm cách Địa Trung Hải 800km về phía Nam) lại không hề liên quan đến chế độ ăn uống. Xác ướp này có niên đại vào khoảng giữa những năm 1500 năm trước Công nguyên. Chế độ ăn của bà rất giàu rau củ quả, hạn chế thịt và thực phẩm từ thịt động vật. Ngoài ra, bánh mỳ và thịt bò là những thực phẩm rất phổ biến trong thời kỳ này ở Ai Cập, trong khi đó thuốc lá và chất béo hoàn toàn không tồn tại trong thói quen sinh hoạt của người dân Ai Cập thời kỳ này. Vậy vì lý do gì bà vẫn bị mắc xơ vữa động mạch vành? Theo TS. Thomas, người đứng đầu nhóm nghiên cứu nêu trên về nguyên nhân gây bệnh động mạch vành cho các thành viên trong gia đình các Pharaong, trường hợp này có thể do yếu tố tiền sử gia đình. Trong số hàng chục xác ướp Ai Cập được xác nhận có dấu hiện chết do bệnh xơ vữa động mạch vành, thì phần lớn là do chế độ ăn uống thiếu khoa học. 44 trường hợp trong số này bị tắc nghẽn động mạch do tích tụ canxi và tử vong khi mới 16 tuổi và hơn 20 xác ướp khác được xác nhận tử vong ở độ tuổi trung bình là 45.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch cho nhiều người trong gia đình hoàng tộc, tiêu biểu là công chúa Ai Cập - con gái của Seqenenre Tao II -  vị Pharaong cuối cùng thuộc triều đại Pharaong thứ 17 trong lịch sử Ai Cập. Những nghiên cứu về mặt lịch sử và cả công nghệ xét nghiệm mẫu lấy từ xác ướp của công chúa thời Pharaong Seqenenre Tao II đều cho thấy: chế độ ăn uống thời trẻ của vị công chúa Ai Cập này hết sức xa hoa, thực phẩm chủ yếu là các loại thịt, bơ và phomát. Ngoài ra là các thực phẩm đã qua chế biến và được bảo quản bằng muối làm gia tăng các nguy cơ đối với sức khoẻ. Điều này dẫn tới việc công chúa Seqenenre Tao II bị mắc bệnh tim mạch. Nếu sống vào thời nay, căn bệnh này của công chúa Seqenenre Tao II có thể đã được chữa trị khỏi, nhưng không may khi đó, khoa học chưa phát triển và công chúa đã chết khi còn khá trẻ.

Minh Ngọc (Theo Science)


Ý kiến của bạn